Nguồn tin từ hãng truyền thông Brazil Portalo do Bitcoin, mới đây cảnh sát quốc gia này đã thu hồi 300 dàn "máy đào" Bitcoin bị đánh cắp vào hồi tháng 4. Cụ thể, ngày 15/4, tại trang trại Arimar, phố Alfredo Pla, thuộc Presidente Franco, ở Alto Parana xảy ra cuộc tấn công bởi hơn chục người đội mũ trùm đầu và có vũ trang, đánh cắp tổng cộng 492 máy móc.
Trong quá trình điều tra, Cục Chống bắt cóc (DAS) đã phát hiện và thu hồi 300 dàn "máy đào" khai thác Bitcoin đã hoạt động hết công suất. Những công cụ này đã bị bọn cướp ngắt kết nối và để ở bên ngoài cơ sở.

Ngoài ra, DAS cũng tịch thu được 1 chiếc điện thoại di động, 1 khẩu súng lục dài 9mm cùng rất nhiều vũ khí và đạn dược khác tại hiện trường. Chủ nhân của những tang vật này được xác định là Arnaldo Ohe Martínez. Hắn chính là một trong những người tham gia vào vụ tấn công trang trại của ông Víctor Meaurio.
Xem thêm: 'Vũ khí' nào đưa Paraguay có mặt trên bản đồ khai thác Bitcoin?
Thời điểm xảy ra vụ trộm, những kẻ đột nhập đã chế ngự người quản lý trang trại Ronaldo Esteban Peralta Bogado và bắt đầu tháo thiết bị, máy phát điện. Khoảng thời gian để chúng lấy đi số lượng máy móc trên là 2h đồng hồ. Các đồ đạc khác cũng bị lấy đi, gồm 3 máy tính xách tay; 2 điện thoại di động; 100.000 peso Argentina (đơn vị tiền tệ) và nhiều tài liệu khác.
Hiện nay, Paraguay đang là điểm đến hấp dẫn đối với những người khai thác Bitcoin. Lợi thế của đất nước này chính là nguồn thủy điện dồi dào, sạch và rẻ. Nguồn năng lượng tự nhiên này đến từ đập Itaipu và người dân ở nơi đây chỉ tiêu thụ khoảng 10% năng lượng sản xuất. Nhà máy thủy điện đập Itaipu từng lập kỷ lục thế giới với sản lượng điện lên đến 103.098.366 (MWh), vượt qua sản lượng điện của nhà máy đập Tam Hiệp. Thủy điện Itaipu được xây dựng nhằm cung cấp điện cho Paraguay và Brazil. Hầu như sản lượng điện ở Paraguay được bán cho Brazil theo giá sản xuất.

Tuy nhiên, nhược điểm của Paraguay khiến cho việc khai thác Bitcoin gặp trắc trở là khí hậu nắng nóng. Vào mùa hè, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của các giàn khoan khai thác vốn được làm mát bằng không khí. Bên cạnh đó, chính phủ Paraguay cũng chưa ủng hộ khai thác Bitcoin. Do đó, các nhà khai thác Bitcoin sẽ chịu thiệt thòi và có thể bị tấn công bởi trộm cắp.
Nguyên thủ đứng đầu quốc gia, ông Mario Abdo cho rằng khai thác tiền điện tử tiêu thụ năng lượng điện cao, vốn nhiều và không giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động. Nếu như khai thác Bitcoin, rất có thể Paraguay sẽ bị thiếu hụt điện và buộc phải nhập khẩu từ các nước khác. Do đó, quốc gia này đã tăng mức phí điện hơn 50% vào tháng 1 để siết chặt hoạt động của các công ty khai thác trong nước, khiến hoạt động của họ bị ngưng trệ.
Cũng là một quốc gia thuộc Mỹ Latinh, tuy nhiên chính phủ Congo tích cực ủng hộ khai thác Bitcoin bằng thủy điện. Ban lãnh đạo Công viên Quốc gia Virunga ở Congo đã tận dụng năng lượng thủy điện để khai thác tiền điện tử. Mục đích này vừa giúp tái tạo nguồn năng lượng xanh, vừa bảo tồn các loài động vật quý hiếm trước vấn nạn tàn phá của lâm tặc.
Đây cũng là công viên đầu tiên trên thế giới khai thác Bitcoin bằng năng lượng sạch. Mỏ Bitcoin sử dụng năng lượng của nhà máy thủy điện Luviro chạy trên sông của công viên. Máy cho phép hoạt động khai thác Bitcoin bằng cách sử dụng dòng chảy liên tục của dòng sông, hạn chế tác động môi trường.