Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Thần kinh của Đại học Liên bang Miền Nam Nga (SFU) đã sáng chế ra hệ thống lai sinh học AI - chuột. Được biết, độ chính xác về việc cảm nhận chất của hệ thống này đã được cải thiện từ 60% lên đến 100%. Thông tin này được dẫn lại từ chương trình “Ưu tiên 2030” của Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga bởi tờ Gazeta.Ru.
Theo nghiên cứu, các thiết bị công nghệ hiện tại đang có nhiều hạn chế trong việc phát hiện mùi, phần lớn nguyên nhân là do các nhà khoa học chưa thee3r phân tích hết các thành phần tạo ra mùi cũng như cách chứng tác động đến khứu giác con người và động vật ra sao. Chính vì vậy, SFU đã nghĩ ra ý tưởng kết hợp độc đáo trên.
Xem thêm: Chị em phụ nữ xua tan nỗi lo mắc ung thư vú nhờ vào 'bác sĩ' AI

Được biết, các hoạt động của hệ thống lai sinh học là chuột sẽ đảm nhận vai trò cảm biến vì có khứu giác nhạy bén. Còn AI sẽ thay thế các chuyên gia trong việc phân tích cách hoạt động của sóng não chuột và cho ra kết quả. Tiến sĩ Piotr Kosenko của SFU chia sẻ: “Chuột thí nghiệm sẽ được cấy các vi điện cực, sau đó nó sẽ được gây mê, đồng thời, chúng tôi sẽ đưa con vật vào một chiếc lồng có lắp đặt bộ khuếch đại tín hiệu sinh học. Phần còn lại sẽ do các chương trình máy tính đảm nhận, đó là ghi lại phần não chỉ huy khứu giác và mạng lưới thần kinh nhân tạo. Kết quả cuối cùng là các chất mà chuột ngửi thấy”.
Theo Kosenko, khi chuột được đưa vào tình trạng mê man, khứu giác của nó sẽ hoạt động tốt hơn khi thức hay ngủ. Ông cho biết: “Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy số lượng tế bào thần kinh phản ứng tăng lên khi gây mê chuột. Ngoài ra, chúng hoạt động tốt nhất vào giờ thứ 2”.

Hệ thống lai sinh học AI - chuột sẽ được áp dụng và phát huy lợi ích ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong thời gian tới. Trong đó có y tế, hệ thống này có thể phát hiện ra người mắc bệnh ung thư. Vì trong hơi thở những người này có các chất đặc hiệu của ung thư, ngoài ra nó cũng được thải ra từ bã nhờn trên da. Không chỉ có vậy, hệ thống AI này sẽ trở thành một công cụ hữu ích trong cứu hộ cứu nạn hay tìm chất gây nổ hay truy tìm tội phạm buôn bán chất cấm. Tiến sĩ Piotr Kosenko nói nhóm nghiên cứu của ông sẽ nỗ lực tìm cách để hệ thống lai sinh học AI - chuột haotj động liên tục trong thời gian thực.
Xem thêm: Mũi điện tử công nghệ AI giúp ‘ngửi mùi bắt bệnh’
Cuối tháng 11 năm ngoái, nhóm nghiên cứu đại học Pennsylvania đã sáng tạo ra mũi điện tử bằng công nghệ AI giúp phát hiện tế bào ung thư trong mẫu máu. Bên cạnh đó, chiếc mũi nhân tạo này cũng xác định chính xác từng giai đoạn của căn bệnh, giúp mọi người được chữa trị kịp thời.
Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã thử nghiệm trên 93 bệnh nhân và cho thấy tỷ lệ chẩn đoán chính xác lên đến 95%. Tác giả của dự án này, Charlie Johnson cho biết mũi điện tử có thể là tương lai cho việc khám bệnh không xâm lấn cho các bệnh nhân ung thư trong tương lai gần.