Dù Microsoft và Google đang đẩy nhanh tốc độ trong cuộc đua AI kể từ khi cơn sốt ChatGPT nổi lên nhưng Apple vẫn chưa có động thái tương tự. Thậm chí, nhà Táo Khuyết còn nhận về nhiều chỉ trích suốt thời gian qua vì đã đi sau khi nói tới trợ lý ảo Siri hay AI.
Apple trong cuộc đua AI: Chậm nhưng chắc
Trong phần hỏi đáp của Earnings Call, Khi được phỏng vấn về AI, CEO Tim Cook đã hạn chế tiết lộ kế hoạch của Apple, tuy nhiên đã bày tỏ công ty rất quan tâm đến công nghệ này. “Theo tôi, việc ứng dụng AI là rất quan trọng. Dù vậy, vẫn nên cân nhắc và thận trọng khi tiếp cận công nghệ này. Nó có một số nhược điểm cần được giải quyết nhưng không thể phủ nhận tiềm năng to lớn mà nó mang lại”, ông nói.
Earnings Call (cuộc gọi thu nhập) thường được tổ chức dưới dạng hội nghị từ xa hoặc webcast. Tại đó, ban quản lý của một công ty đại chúng thông báo và thảo luận về kết quả tài chính của mình trong một quý hoặc một năm.

CEO Apple nhấn mạnh Apple rất coi trọng việc áp dụng AI và sẽ tiếp tục đưa công nghệ này vào nhiều sản phẩm cũng như dịch vụ của hãng một cách cẩn thận và an toàn khi đã nghiên cứu đầy đủ về nó. Bên cạnh đó, ông cho biết trong bài báo nghiên cứu dự kiến sẽ được xuất bản tại hội nghị “Thiết kế Tương tác và Trẻ em” vào tháng 6 này, Táo Khuyết sẽ trình bày cụ thể về hệ thống AI chống lại “sự thiên vị” trong quá trình phát triển bộ dữ liệu của máy học (machine learning).
Tim Cook nhận định các mô hình AI ngày nay đưa ra dự báo không chính xác vì dữ liệu của chúng thiếu minh bạch về nguồn, thậm chí còn không đầy đủ. Ông gọi đó là một trong những mối quan tâm cấp bách nhất đối với sự phát triển an toàn và có đạo đức của các mô hình AI tổng quát.
Nhân viên Apple không thích Siri
Trong một báo cáo gần đây, nhân viên Apple đều thấy rằng trợ lý ảo Siri của hãng không đủ sức để cạnh tranh với đối thủ ChatGPT của công ty OpenAI. Họ tiết lộ Siri có cơ sở dữ liệu cục mịch và mất hàng tuần để cập nhật các tính năng mới cho nó.
Xem thêm: Apple vẫn đứng ngoài cuộc đua công nghệ AI dù trợ lý ảo Siri đã lỗi thời
Thực tế, vấn đề này xuất phát từ những lo ngại về quyền riêng tư của Apple. Khác với OpenAI, Siri hay các tính năng AI của Apple không phụ thuộc vào việc thu thập dữ càng nhiều dữ liệu càng tốt, thay vào đó là xử lý tất cả dữ liệu trên thiết bị.
Nghiên cứu về AI của Apple
CEO Táo Khuyết đã chia sẻ một vài thông tin về việc nghiên cứu AI của công ty. Ông cho hay, ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển mô hình AI, Apple sẽ cung cấp tính năng phản hồi cho người dùng để dân chủ hóa việc chọn lọc dữ liệu. Đại diện hãng lưu ý nghiên cứu này được thiết kế như một mô hình giáo dục để khuyến khích những người mới bắt đầu quan tâm đến việc phát triển máy học.
Theo Tim Cook, tất cả những điều nêu trên đều nhắm đến một mục đích duy nhất là đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) của AI không “thiên vị” dữ liệu. Những hệ thống như này sẽ giúp ích rất nhiều cho lĩnh vực công nghệ đặc biệt là thế giới fintech, tiền điện tử và Blockchain. Chẳng hạn như các bot giao dịch chứng khoán và tiền số sẽ không đưa ra dự đoán theo suy luận ở cấp độ con người mà sẽ tập trung mọi kiến thức và trả lời theo cách dân chủ hóa.

Hơn nữa, CEO Apple cho rằng, cần cả một chặng đường dài để tạo ra LLM chính xác và cân bằng về mặt dữ liệu, hướng tới việc đáp ứng các mối quan tâm về đạo đức và an toàn của chính phủ đối với ngành công nghiệp AI tổng quát. Điều này đặc biệt đáng chú ý đối với Apple, vì bất kỳ sản phẩm AI tổng quát nào mà hãng phát triển hoặc chọn hỗ trợ sẽ được hưởng lợi từ chipset AI (hệ thống các mạch tích hợp) của iPhone và dấu chân 1,5 tỷ người dùng của nó.
Báo cáo tài chính quý I/2023 của Apple
Một số vấn đề AI của Apple được Tim Cook trình bày sau khi hãng công bố báo cáo quý I/2023. 3 tháng đầu năm nay, doanh thu của Táo Khuyết đã vượt dự kiến nhờ doanh số bán iphone. Cụ thể, hãng có doanh thu nhà bán hàng tổng thể đạt 94,84 tỷ USD, cao hơn kỳ vọng ban đầu 92,96 tỷ USD. Dòng điện thoại iphone đã đồng góp doanh thu lớn nhất trong số đó là 51,33 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái dù bối cảnh kinh thế thế giới hiện tại không mấy khả quan do lạm phát và người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu.

Trái ngược, việc bán MacBook và Ipad lại không có dấu hiệu tăng trưởng tích cực khi chỉ dừng ở mức 7,17 tỷ USD và 6,67 tỷ USD vì hãng đang thiếu linh kiện cho 2 dòng sản phẩm này. Nguyên nhân là vì chuỗi cung ứng tại Trung Quốc đã bị đứt gãy sau 2 năm địa dịch Covid-19 hoành hành. Nhờ iphone mà lãi dòng của Apple hiện tài là 24,16 tỷ USD và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) là 1,52 USD/cổ phiếu.
Apple đã áp dụng AI như nào trong vài năm trở lại đây?
Trong những năm gần đây, Apple định hướng phát triển AI là để người dùng tiên phong. hãng chú trong đến khả năng bảo mật vượt trội và trải nghiệm độc đáo. Hãng từng cho biết tầm nhìn trong tương lai là tạo ra những thiết bị cầm tay có khả năng tự chạy riêng các thuật toán học máy dựa trên những bộ dữ liệu thu thập được thông qua các cảm biến tích hợp.
Xem thêm: Kính thực tế ảo của Apple sẽ hỗ trợ các bài tập thể dục ảo
Dễ thấy nhất ở dòng iphone X, hãng đã phát triển “Động cơ nơ-ron” (Neural Engine). Đây là một loại chip chuyên dụng được thiết kế riêng để thực hiện những tính toán mạng nơ-ron nhân tạo cần thiết cho học sâu. Nhờ đó, iphone X có thể nhận diện được khuôn mặt (Face ID) người dùng. Các dòng iphone sao đó cũng có tính năng tương tự. Động cơ nơ-ron còn giúp chụp hình đẹp hơn, tăng cường thực thế ảo và quản lý được thời lượng pin.

Trước nay, Apple luôn ưu tiên việc bảo vệ dữ liệu khách hàng lên hàng đầu để tạo uy tín cho hãng. Hệ sinh thái AI độc quyền của Apple tập trung phát triển framework Core ML. Các nhà phát triển có thể dựa vào Core ML để xây dựng thuật toán học máy tích hợp vào deep learning (học sâu), xử lý ngôn ngữ tự nhiên và thị giác máy tính. Đây cũng là một trong những phần quan trọng để Apple tạo ra Siri và một số tính năng AI cho camera trên iphone.