Cụ thể, Tòa án tối cao Singapore đã từ chối đơn yêu cầu 3AC ngừng hoạt động của Algorand Foundation, cũng như yêu cầu bồi thường 53,5 triệu USDC vì các nhà lập pháp cho rằng, tiền điện tử không phải là tiền.
Algorand là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 2019 bởi chuyên gia máy tính Silvio Micali. Sứ mệnh của Algorand chính là giám sát việc tài trợ và phát triển của công ty Algorand Inc, để hỗ trợ đào tạo và đưa công nghệ Blockchain ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Sau khi 3AC phá sản vào tháng 7/2022, Algorand đã nộp đơn kiện 3AC và cho biết, trong quá khứ họ từng tham gia giao dịch OTC (cổ phiếu chưa niêm yết) với công ty này. Theo Algorand, quỹ đã chuyển 76 triệu token ALGO cho 3AC trong những lần giao dịch OTC. Chính vì thế, khi 3AC phá sản, Algorand là một trong những chủ nợ của công ty đó.
Tại Singapore, tiền điện tử vẫn chưa được công nhận là một loại tiền tệ hợp pháp và có giá trị. Sau sự sụp đổ của nhiều ngân hàng nổi tiếng có liên quan đến tiền điện tử, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã phối hợp với lực lượng cảnh sát ban hành quy chuẩn với các ngân hàng tiếp xúc với lĩnh vực này, bao gồm stablecoin, NFT, trò chơi ảo, chuyển nhượng tài sản trực tuyến,... Ngoài ra, ngân hàng có toàn quyền quyết định dựa vào đánh giá những rủi ro mà họ thực hiện.
Mất hết tiền tiết kiệm khi đầu tư tiền điện tử
Một phụ nữ người Hồng Kông, 55 tuổi đã trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo tiền điện tử, với số tiền 900.000 USD Mỹ. South China Morning Post cho hay, người phụ nữ này quen một người bạn qua mạng xã hội Twitter và bị dụ dỗ thành lập một nền tảng để đầu tư tiền điện tử.
Kể từ tháng 2 đến tháng 3 năm nay,, người phụ nữ đã thực hiện theo lời của kẻ này và chuyển 6,96 triệu USD Hồng Kông (886.600 USD Mỹ) từ tháng 2 đến cuối tháng 3 vào 19 tài khoản ngân hàng được chỉ định. Khi bà muốn rút một phần tiền của mình thì được yêu cầu trả một khoản phí. Nghi ngờ bị lừa đảo, bà đã trình báo với cảnh sát để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Được biết, số tiền trên là khoản tiết kiệm cả đời của bà. Tuy nhiên, thông tin cung cấp về kẻ tình nghi quá ít ỏi, cảnh sát đến nay vẫn chưa tìm thấy nghi phạm nào.
Dự luật về stablecoin của Ủy ban Hạ viện Mỹ có gì đặc biệt?
Vừa qua, Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ đã công bố phiên bản dự thảo của dự luật stablecoin, trong đó đề xuất lệnh cấm đối với stablecoin được hỗ trợ bởi các loại tiền điện tử khác và yêu cầu xây dựng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).
Dự luật lấy bài học về các sự cố liên quan đến stablecoin trong năm vừa qua như: TerraUSD (UST), được hỗ trợ bởi một mã thông báo có tên LUNA và đồng tiền lớn thứ hai, USD coin (USDC), tạm thời không được neo giá 1 USD để tạo ra định nghĩa cho các nhà phát triển stablecoin.
Lệnh cấm đối với các stablecoin như UST sẽ kéo dài cho đến khi một nghiên cứu có thể được tiến hành. Dự luật cũng tìm kiếm một nghiên cứu về tác động tiềm ẩn của CBDC do Cục Dự trữ Liên bang ban hành.
Hundred Finance mất 7 triệu USD vì bị tấn công Optimism
Giao thức cho vay đa chuỗi Hundred Finance đã mất chính xác 7,4 triệu USD sau sự cố bảo mật chuỗi khối Ethereum Layer2. Được biết, vụ tấn công xảy ra vào ngày 15/4 và sau vụ tấn công, họ đã liên hệ với hacker, cũng như nhờ cậy đến sự trợ giúp của các nhóm bảo mật.
Không rõ về cách thức mà hacker thực hiện, nhưng công ty bảo mật chuỗi khối Certik lưu ý rằng đó là một cuộc tấn công cho vay chớp nhoáng. Kẻ tấn công đã thao túng tỷ giá hối đoái giữa token ERC-20 và hTOKENS, cho phép họ rút nhiều token hơn số tiền gửi ban đầu.
Trước đây, Hundredn cũng gặp lỗ hổng trên Gnosis Chain và tin tặc đã lợi dụng vào việc đó để tấn công. Thời điểm đó, tin tặc đã lấy đi hết tính thanh khoản của giao thức với hơn 6 triệu USD.
#suiScam trở thành từ khóa hot trên Twitter
Hiện nay, cộng đồng tiền điện tử đang chống lại SUI, một dự án Blockchain, với cáo buộc lừa đảo vì tổ chức đã bán token khi chưa có sự đồng ý của cộng đồng. Sự việc bắt nguồn khi công ty Tokenomic của SUI thông báo sẽ phân bổ token cho các thành viên để thử nghiệm trong devnet (một mạng hoạt động độc lập với mạng chính) và testnet. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi SUI bán 5,94% token cộng đồng trong thời gian ra mắt mainnet.
Động thái này khiến cộng đồng cảm thấy phẫn nộ và phản đối. Vì thế, hashtag #suiScam đã trở thành một chủ đề hot trên nền tảng truyền thông xã hội, với những người dùng chia sẻ câu chuyện của riêng họ và cảnh báo những người khác nên thận trọng khi đầu tư vào tiền điện tử.
Gần đây, SUI đã huy động được 49,32 triệu USD từ việc bán 594 triệu token. Tuy nhiên, những tranh cãi gần đây đã phủ bóng đen lên những nỗ lực gây quỹ đó.
Circle tham gia phiên điều trần về việc thanh toán bằng stablecoin
Ngày 19/4 tới, một cuộc điều trần liên quan đến stablecoin sẽ được mở ra bởi Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Mỹ. Phiên điều trần bao gồm thông tin được thu thập bởi các cơ quan chính phủ liên bang trong năm qua. Những người tham gia làm chứng tại phiên điều trần bao gồm Giám đốc chiến lược của Circle đồng thời là người đứng đầu chính sách toàn cầu, Dante Disparte.
Theo đó, phiên điều trần sẽ tập trung vào các loại stablecoin khác nhau và việc sử dụng chúng với mục đích thanh toán. Ủy ban sẽ khám phá nhu cầu về luật stablecoin tùy thuộc vào cấu trúc tài sản thế chấp cơ bản của họ.
Hôm 11/3, đồng USD Coin (USDC), stablecoin nội bộ của Circle, giảm giá so với đồng đô la Mỹ sau khi tiết lộ rằng họ có khoản tiền trị giá 3,3 tỷ USD bị mắc kẹt tại ngân hàng Silicon Valley đã sụp đổ.
Tuy nhiên, sau khi chính phủ Mỹ cứu trợ những người gửi tiền SVB, USDC đã ổn định trở lại với đồng đô la Mỹ. Trong thời gian này, tin tặc đã giành được quyền truy cập vào tài khoản Twitter của Disparte và bắt đầu quảng cáo phần thưởng giả mạo dành cho người dùng USDC lâu năm.
Theo bài đăng chính thức vào ngày 22/3 của Circle, tài khoản Twitter của ông Dante Disparte đã bị tấn công. Trong một tweet đã bị xóa trước đó, tài khoản của Disparte được cho là bắt đầu quảng cáo phần thưởng giả.
Theo tài liệu, các tổ chức lưu ký được bảo hiểm đang tìm cách phát hành stablecoin sẽ chịu sự giám sát của cơ quan ngân hàng liên bang thích hợp, trong khi các tổ chức phi ngân hàng sẽ chịu sự giám sát của Cục Dự trữ Liên bang. Việc không đăng ký có thể bị phạt tù tới 5 năm và phạt 1 triệu USD. Các tổ chức phát hành bên ngoài Mỹ sẽ phải đăng ký kinh doanh tại quốc gia này.