Binance rút khỏi thị trường Canada
Thông báo trên Twitter vào ngày 12/5, Binance cho biết sàn đã chủ động từ bỏ thị trường Canada tiềm năng do các cơ quan quản lý ban hành nhiều chính sách gây thiệt hại cho ngành công nghiệp tiền điện tử trong nước.

Ngày 22/2, Cơ quan Quản lý Chứng khoán Canada (CSA) đã đưa ra quy tắc yêu cầu các công ty hoạt động trong lĩnh vực tiền số phải nộp cam kết nâng cao bảo vệ nhà đầu tư. Ngoài ra, cơ quan này ra hạn thời hạn để đăng ký giấy phép là 30 ngày. Doanh nghiệp tiền số phải tuân thủ các quy tắc lưu ký và thảo luận cùng với cơ quan quản lý về tách biệt tài sản tiền điện tử với khách hàng. Đồng thời, các sàn giao dịch trong nước buộc phải tuân thủ lệnh cấm ký quỹ hoặc các hình thức đòn bẩy khác. Các công ty cũng không được bán stablecoin khi chưa có sự cho phép của CSA.
Xem thêm: Canada gia hạn thời gian đăng ký giấy phép với các công ty tiền điện tử
Mặc dù Binance được cho là đã đệ trình một cam kết đăng ký nhưng hướng dẫn mới liên quan đến stablecoin và giới hạn nhà đầu tư được cung cấp cho các sàn giao dịch tiền điện tử khiến thị trường Canada không còn khả thi đối với sàn vào thời điểm này.
Phòng Thương mại Mỹ đứng về phía ngành tiền điện tử chống lại SEC
Phòng Thương mại Mỹ đã chỉ trích Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) vì cách tiếp cận tùy tiện để điều chỉnh ngành công nghiệp tiền điện tử trên nước này. Trong một bản đệ trình lên Tòa phúc thẩm Mỹ, Phòng Thương mại đã lên tiếng ủng hộ sàn giao dịch lớn thứ 2 thế giới, Coinbase.

Cơ quan này cho biết: “SEC đã cố tình làm xáo trộn tình hình bằng cách tuyên bố có quyền quét sạch các tài sản kỹ thuật số trong khi triển khai một cách ngẫu hứng”. Phòng Thương mại đã thúc giục SEC trả lời ngay đơn khiếu nại ngày 25/4 của Coinbase. Điều đáng chú ý là khiếu nại của Coinbase không yêu cầu tòa án buộc SEC áp dụng các quy tắc mới cho tiền điện tử. Thay vào đó, sàn giao dịch chỉ đơn thuần yêu cầu ủy ban cung cấp phản hồi cho đơn thỉnh cầu vào tháng 7.
Xem thêm: Coinbase đưa ra tuyên bố chính thức đáp trả SEC
Trực tiếp giải quyết vấn đề này, Phòng Thương mại tuyên bố rằng việc SEC từ chối trả lời Coinbase. Họ cũng kêu gọi cơ quan quản lý tài chính khác vào cuộc vì có khoảng 20.000 tài sản kỹ thuật số hiện đang tồn tại nên được coi là “chứng khoán” theo Luật Liên bang.
Các công ty tiền điện tử huy động được 2,6 tỷ USD trong QI/2023
Trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới chưa ra quy định cụ thể và đầy đủ cho ngành tiền điện tử, các giao dịch đầu tư mạo hiểm (VC) đã tiếp tục giảm trong ba tháng đầu năm 2023, đánh dấu quý thứ tư liên tiếp hoạt động đầu tư giảm. Cụ thể, các công ty tiền điện tử đã huy động được 2,6 tỷ USD trên toàn cầu trong quý I/2023. Báo cáo cho thấy giá trị giao dịch theo quý giảm 11% và tổng số giao dịch giảm 12,2%.

Vòng hạt giống tăng 33,3% và vòng cuối tăng 209,2% trong quý so với cả năm 2022, tuy nhiên, vòng đầu giảm 16,7%. Nguyên nhân cho sự thất bại này được cho là bắt nguồn từ những dư âm của một số công ty tiền số có tầm ảnh hưởng lớn trên thị trường, đã phá sản vào năm 2022 như Terraform Labs, Three Arrows Capital, Celsius, FTX,...
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố đề cử cho các vị trí chủ chốt tại FED
Trong một thông báo ngày 12/5 từ Nhà Trắng, Tổng thống Biden cho biết ông sẽ đề cử Philip Jefferson, hiện là thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trở thành phó chủ tịch tiếp theo, thay thế Lael Brainard, người đã từ chức vào tháng 2. Người đứng đầu Nhà Trắng nói thêm rằng Adriana Kugler, cựu nhà kinh tế trưởng của Bộ Lao động Mỹ, là lựa chọn của ông cho một trong những ghế trống của Hội đồng Thống đốc FED.

Các đề cử sẽ chuyển đến Quốc hội, nơi cần có một cuộc bỏ phiếu đầy đủ của Thượng viện trước khi các ứng cử viên đảm nhận vị trí tương ứng của họ tại Fed. Nếu được Thượng viện xác nhận, Jefferson sẽ giữ chức phó chủ tịch Fed trong nhiệm kỳ thống đốc hiện tại của ông cho đến năm 2036 và Kugler sẽ phục vụ trong nhiệm kỳ 14 năm có khả năng kết thúc vào năm 2037.
Sự lãnh đạo của FED có thể sẽ tác động đến cách chính phủ Mỹ xem xét xử lý tiền điện tử và công nghệ Blockchain, đặc biệt là trong việc phát hành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).
BlockGPT ra mắt ứng dụng trò chuyện để kiếm tiền nhằm đào tạo AI
BlockGPT, một công ty Web3 mới ra mắt gần đây, đã công bố ra mắt dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) 'trò chuyện để kiếm tiền' và hệ sinh thái chuỗi khối. Theo đó, BlockGPT nhằm mục đích tạo ra một chatbot phi tập trung tương tự như ChatGPT của OpenAI, được quản lý bằng token chạy trên Blockchain.
Xem thêm: Quá cô đơn, nhiều người coi chatbot trí tuệ nhân tạo là người yêu để trò chuyện mỗi ngày
Ngoài ra mắt mô hình AI trên, BlockGPT sẽ cung cấp thêm token BGPT và Memecoin AIBGPT. Cả hai đều được xây dựng trên PancakeSwap, một sàn giao dịch phi tập trung cho phép người dùng giao dịch token BEP-20.

Theo thông cáo báo chí, điều này sẽ cho phép người dùng kiếm được NFT và giải thưởng tiền điện tử khi tham gia vào các phiên trò chuyện với mô hình AI. Sự ra mắt của BlockGPT diễn ra trong bối cảnh có rất nhiều hoạt động trong cả không gian AI và tiền số. Memecoin như Dogecoin và Pepe (PEPE) gần đây đã gây chú ý và sự cạnh tranh giữa ChatGPT của OpenAI, Bard của Google và rất nhiều dịch vụ chatbot khác đã thống trị tin tức công nghệ trong nhiều tháng.
Ủy ban tài chính Hạ viện Mỹ không ủng hộ đề xuất lưu ký của SEC
Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hạ viện Mỹ và sáu chủ tịch tiểu bang đã gửi thư tới thư ký SEC, Vanessa Countryman bày tỏ mối quan ngại của họ về quy tắc lưu ký tiền điện tử. Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Patrick McHenry và các đồng nghiệp đã viết, SEC đã vượt quá thẩm quyền của mình trong quy tắc cố vấn đầu tư đã đăng ký (RIA). Quy tắc này thắt chặt các yêu cầu đối với người giám sát đủ điều kiện đối với tài sản của khách hàng. Trong đó, áp dụng cho các tài sản nằm ngoài thẩm quyền của cơ quan, chẳng hạn như: tác phẩm nghệ thuật, tiền mặt, hàng hóa và tài sản phi truyền thống.

Bên cạnh đó, Ủy ban Dịch vụ Tài chính khẳng định SEC đã cản trở “thẩm quyền của các cơ quan quản lý khác. Bức thư tuyên bố rằng đề xuất đi chệch khỏi thông lệ tiêu chuẩn của ngành, đồng thời, làm suy yếu chức năng cơ bản nhất của ngân hàng, đó là nắm giữ tiền mặt. Ngoài Ủy ban Dịch vụ Tài chính, Hiệp hội Blockchain và công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz cũng lên tiếng phản đối đề xuất lưu ký của SEC.
Xem thêm: Liệu SEC có phải là cơ quan quyết định các quy tắc tiền điện tử hay không?