CEO Circle lo sợ Mỹ sẽ vỡ nợ, không nắm giữ trái phiếu sau tháng 6

Lo sợ chính phủ Mỹ sẽ vỡ nợ, CEO Circle đang chuẩn bị kế hoạch cho viễn cảnh tồi tệ nhất. Theo đó, công ty tuyên bố sẽ không nắm giữ trái phiếu sau tháng 6.
CEO Circle lo sợ Mỹ sẽ vỡ nợ, không nắm giữ trái phiếu sau tháng 6
avata
Cryptoday
11/05/2023
12:49
Cryptoday trênGoogle News

CEO Circle Jeremy Allaire nói với tờ Politico rằng công ty đang chuẩn bị cho khả năng vỡ nợ của Mỹ. Cụ thể, công ty đứng đằng sau stablecoin USDC sẽ không còn nắm giữ trái phiếu của kho bạc Mỹ sẽ hết hạn sau đầu tháng 6. Lý do được ông Jeremy Allaire tiết lộ là "không muốn tiếp tục vì rủi ro vi phạm AML (quy định chống rửa tiền) trong quá trình thanh toán nợ của chính phủ Mỹ"

USDC hiện có vốn hóa thị trường là 30,1 tỷ USD tại thời điểm viết bài, theo CoinMarketCap. Theo BlackRock, không có trái phiếu nào của quỹ dự trữ Circle (USDXX) đáo hạn sau ngày 31/5. "BlackRock đã tham gia vào các thỏa thuận mua lại kho bạc Mỹ trong quỹ USDXX đêm qua (hay còn gọi là "repo") như một phần của chiến lược định vị liên tục nhằm tăng cường quản lý nguồn tiền mặt và thanh khoản của quỹ",  đại diện Circle đã phản hồi tờ Blockworks qua email. 

Vốn hóa thị trường của USDC
Vốn hóa thị trường của USDC. Nguồn: CoinMarketCap.

Theo đại diện của Circle, kế hoạch này đã được tiến hành trong nhiều tháng, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng việc đưa các tài sản có tính thanh khoản cao cũng mang lại sự bảo vệ cho nguồn dự trữ của USDC trong trường hợp tồi tệ nhất là Mỹ không trả được nợ. Tín phiếu kho bạc Mỹ cho phép người vay nợ ngắn hạn, được hỗ trợ bới Bộ Tài chính Mỹ. Thông thường, kỳ hạn của hóa đơn dao động từ 4-52 tuần. 

Mỹ có nguy cơ vỡ nợ nếu đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ không đạt được thỏa thuận, cả 2 bên cần nâng trần nợ để tránh khả năng trên. Trần nợ là giới hạn về tổng số tiền mà chính phủ có thể vay để thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Trần nợ được xây dựng để hạn chế việc các cơ quan chính phủ chi tiêu thiếu kiểm soát. 

Tìm hiểu thêm: USDC tăng trở lại mức ổn định sau thông báo của FED

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã cảnh báo vào đầu tháng 5 rằng việc Mỹ không tăng trần nợ có thể dẫn đến "một thảm họa kinh tế". Thời hạn tăng trần nợ có thể diễn ra ngay sau ngày 1/6 sau khi doanh thu thuế liên bang vào tháng 4, thấp hơn dự đoán trước đó của họ. 

Theo bài đăng trên blog chính thức của Nhà Trắng năm 2021, Mỹ chưa bao giờ cố ý không thực hiện các nghĩa vụ của mình vì giới hạn nợ. Nếu Mỹ vỡ nợ, các khoản thanh toán và các chức năng cốt lõi khác của chính phủ liên bang gồm cả việc cho vay, sẽ không thể hoạt động. Dù các bình luận của ông Allaire thể hiện mối lo ngại về khả năng vỡ nợ của Mỹ, Avi Felman và Jonah Van Bourg đã nói với tờ Blockworks trên podcast 1000X rằng vẫn có cơ hội cho ngành tiền điện tử. 

Nhiều nhà đầu tư rót vốn vào Bitcoin vì lo sợ hệ thống tài chính sẽ sụp đổ

Nhiều người đang chuyển sang đầu tư các tài sản tách biệt hoàn toàn khỏi hệ thống tài chính truyền thống, cụ thể là tiền điện tử, sau cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ. Cách đây không lâu, cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ đã bắt đầu từ việc bộ 3 ngân hàng thân thiện với tiền điện tử Silvergate, Silicon Valley và Signature sụp đổ. Tin xấu từ ngân hàng First Republic đã thúc đẩy nhiều người rót vốn vào tiền điện tử như một lối thoát cho tài sản của họ. 

Avi Felman, quản lý bộ phận giao dịch tài sản kỹ thuật số tại GoldenTree và Jonah Van Bourg, người đứng đầu bộ phận giao dịch toàn cầu tại Cumberland, đã nói chuyện với Blockworks trên podcast 1000X về sự thay đổi mô hình xung quanh đề xuất giá trị của Bitcoin được coi như là một tài sản, thực sự đang thực hiện sứ mệnh của nó với tư cách là một giải pháp thay thế cho hệ thống ngân hàng. 

Ông Evi Felman, quản lý bộ phận giao dịch tài sản số tại GoldenTree và ông Jonah Van Bourg, người đứng đầu bộ phận giao dịch toàn cầu tại Cumberland chia sẻ tại podcast 1000x.
Ông Evi Felman, quản lý bộ phận giao dịch tài sản số tại GoldenTree và ông Jonah Van Bourg, người đứng đầu bộ phận giao dịch toàn cầu tại Cumberland chia sẻ tại podcast 1000x. Ảnh: Blockworks.

Những bất đồng về trần nợ và khả năng vỡ nợ đã có dấu hiệu xảy ra trong vài thập kỷ qua. Các đảng chính trị đối lập sử dụng trần nợ như một vũ khí đe dọa vỡ nợ, buộc bên kia chấp nhận cắt giảm ngân sách. Trong nỗ lực thúc đẩy các chính sách không có cơ hội được thông qua các kênh thông thường, các bên sẽ đính kèm các điều kiện cho phép tăng trần nợ một lần nữa. Sau đó, hệ thống có thể tiếp tục thanh toán các nghĩa vụ của mình.

Năm 2011, dưới thời chính quyền Obama, xung đột trần nợ giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, với việc Mỹ bị Standard & Poor's hạ bậc xếp hạng tín dụng AAA. Van Bourg nói: “Không phải vì không có khả năng chi trả, mà là do không sẵn sàng chi trả”

Tìm hiểu thêm: Nhà đầu tư lỗ trăm tỷ đồng khi cố tháo chạy khỏi ‘khủng hoảng’ USDC

Các vấn đề về trần nợ đã quay trở lại trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, khiến chính phủ phải đóng cửa khi hai bên lại khóa chặt cổ phiếu. “Bây giờ, tôi nghĩ rằng xung đột giữa 2 đảng cũng căng thẳng như vậy, thậm chí còn hơn. Và lãi suất không còn bằng 0 như tại thời điểm đó”, ông Van Bourg nói thêm.

“Vì vậy, nếu chính phủ thực sự vỡ nợ, thì bạn sẽ phải đối mặt với một sự kiện chưa từng có trong lịch sử tài chính, theo đó lãi suất phi rủi ro sẽ không còn tồn tại", Van Bourg cho biết, nhấn mạnh khả năng vỡ nợ sắp xảy ra vẫn chưa làm sôi động thị trường, vì nước Mỹ đã giải quyết được một số vấn đề ổn thỏa. 

Ngay sau sự kiện trần nợ của Obama và Trump, Van Bourg lưu ý rằng vàng đã tăng 30%. Ông Felman tiếp lời: “Tôi cá là Bitcoin sẽ hoạt động khá tốt trong trường hợp đó”.

“Nếu bạn nhìn vào mối tương quan giữa Bitcoin và vàng, sau đó là Bitcoin và chứng khoán, thì về cơ bản, nó đã thay đổi so với tháng trước”, ông Felman nói rằng Bitcoin có mối tương quan với vàng nhiều hơn so với vốn chủ sở hữu.

logoMẠNG XÃ HỘI TIN TỨC BLOCKCHAIN, CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH SỐĐịa chỉ: Tầng 6, Toà nhà ADG, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 024 6687 6797 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Minh

Giấy phép số: 497/GP - BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2022
© 2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc về Cryptoday Việt Nam
Tải ứng dụng Cryptoday
downloaddownload