Ngày 13/4, nền tảng phân tích DappRadar công bố kết quả một khảo sát liên quan đến trò chơi Web3. Theo đó, châu Á có đến 1,7 tỷ game thủ (khoảng 55% game thủ trên toàn thế giới) và cũng đem lại một nửa doanh thu cho các nhà phát triển. Sắp tới, nền tảng Web3 Ultra Games cho phép game thủ bán lại trò chơi kỹ thuật số sẽ ra mắt vào ngày 25/4.
Không chỉ vậy, khá nhiều game thủ châu Á cũng quan tâm đến công nghệ Blockchain. Với những yếu tố kể trên, DappRadar nhận định châu Á đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phổ cập và áp dụng rộng rãi trò chơi Web3 phát triển trên Blockchain. Cuộc khảo sát do DappRadar thực hiện đã làm sáng tỏ cách các game thủ khám phá và đánh giá các trò chơi Web3 mới. Theo khảo sát, Twitter, YouTube và Discord là những nền tảng hàng đầu giúp game thủ khám phá trò chơi mới.
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là 3 quốc gia thống trị ngành công nghiệp trò chơi điện tử ở châu Á. Trong danh sách top 100 nhà phát triển game lớn nhất thế giới, có đến 62 đại diện đến từ châu Á. Tuy nhiên, Trung Quốc không thân thiện với các dự án tiền điện tử đồng thời cũng đưa ra lệnh cấm các nhà phát triển game không được tích hợp Blockchain vào sản phẩm của họ.
Trong khi đó, các nhà phát triển game của Hàn Quốc và Nhật Bản đang đi đầu trong cuộc chạy đua áp dụng Blockchain vào trò chơi điện tử. Vào tháng 9/2022, ông trùm ngành game Sega công bố phát triển trò chơi Blockchain đầu tiên. Một ông lớn khác là Square Enix đang triển khai ra dự án game Blockchain Symbiogenesis. Còn ở Hàn Quốc, nhà phát triển game Nexon đang xây dựng một phiên bản dựa trên Blockchain của trò chơi MMORPG nổi tiếng MapleStory.
1.030 nam giới và phụ nữ Nhật Bản trong độ tuổi từ 20 đến 70 thực hiện cuộc khảo sát của DappRadar. Hơn 40% số người được hỏi có biết đến khái niệm trò chơi Blockchain đồng thời có hơn 50% quen thuộc và có ấn tượng tích cực với chúng.

Các yếu tố quan trọng mà game thủ xem xét khi lựa chọn việc có mua một trò chơi hay không cũng được liệt kê, bao gồm: trải nghiệm trò chơi, chất lượng hình ảnh, giá bán khởi điểm, số lượng game thủ đang hoạt động trong trò chơi, các đợt airdrop... Nghiên cứu của DappRadar chỉ ra rằng Polygon là Blockchain được ưa chuộng nhất đối với các nhà phát triển game Web3 khi có đến 30,8% công ty được khảo sát xác nhận. Theo sát ngay sau đó là Ethereum với 9,2%.
Các bộ sưu tập NFT dựa trên anime gần đây đã đạt được sức hút đáng chú ý khi chiếm tới 10,73% khối lượng giao dịch trong danh sách 1.000 bộ sưu tập NFT hàng đầu. DappRadar đã phân tích 30 bộ sưu tập NFT dựa trên anime và nhận thấy rằng khối lượng giao dịch NFT trung bình cho một bộ sưu tập trong giai đoạn này là 1.331.354 USD, với mức bán trung bình là 511,12 USD.
Trung bình, một NFT từ bộ sưu tập chỉ được giao dịch 2,19 lần và có 85.729 người giao dịch duy nhất. Con số trung bình với những người giao dịch NFT từ bộ sưu tập dựa trên anime là 3,9 lần. Điều này ngụ ý rằng các nhà kinh doanh anime NFT không chỉ nhằm mục đích bán lại bộ sưu tập để kiếm lợi nhuận. Thay vào đó, họ thể hiện sự quan tâm thực sự đến tiện ích mà những tài sản này mang lại.