Cross-chain Transfer Protocol được Circle lên kế hoạch từ đầu năm 2023. Trên trang Twitter chính thức, Circle đã công bố thông tin liên quan đến CCTP cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho cộng đồng đầu tư tiền điện tử.
Cross-chain Protocol (CCTP) mang lại lợi ích gì?
Trước đó, người dùng Avalache nắm giữ USDC trên Ethereum phải sử dụng cầu nối của bên thứ 3 để chuyển USDC. Tuy nhiên, Cross-chain Protocol sẽ loại bỏ cầu nối này giúp người đầu tư chuyển USDC trực tiếp giữa 2 mạng lưới.
USDC là một stablecoin được hỗ trợ bởi fiat do Circle phát hành. Người dùng có thể đúc USDC bằng cách mở tài khoản và gửi tiền mặt lên Circle hoặc thông qua đối tác của Circle như Coinbase. Người dùng USDC đã mất hàng tỷ USD và các đồng tiền điện tử khác do hack cầu nối. Do đó, CCTP giúp giải quyết rủi ro đó khi tài sản kỹ thuật số trở nên phổ biến hơn.
Các ứng dụng của CCTP được Circle giới thiệu bao gồm Cross-chain Purchses (mua tài sản như NFT ở các chain khác nhau), Cross-chain swap (giao dịch token giữa các chain) và Cross-chain Deposit (tận dụng số dư USDC ở 1 chain để mở vị thế ở đầu chain còn lại). Sau khi CCTP được thử nghiệm thành công trên Ethereum và Avalanche, nó sẽ được mở rộng sang các blockchain khác. Gần nhất, CCTP được mở trên Solana.
Theo Joao Reginatto, Phó Giám đốc Sản phẩm: “CCTP giúp giải quyết các vấn đề về thanh khoản và tính rủi ro khi giao dịch. Với CCTP, các nhà đầu tư luôn tin tưởng rằng họ đang giao dịch bằng một tài sản có tính thanh khoản cao, an toàn. Cột mốc này giúp USDC trở thành đồng USD kỹ thuật số đa chuỗi”.
Theo nhóm nghiên cứu, nhiều giao thức chuỗi chéo lớn bao gồm Celer, Hyperlane, LayerZero, LI.FI, MetaMask, Wormhole và những giao thức khác đã cam kết sử dụng CCTP trong tương lai.

Cross-chain Protocol (CCTP) là gì?
Cross-chain Protocol (CCTP) là giải pháp cầu nối thanh khoản bằng USDC. Với việc triển khai mainnet cho CCTP, người dùng có thể chuyển tiền giữa các chain với đồng USDC nguyên bản thay vì các phiên bản đại diện. Nhờ vậy, các rủi ro bị tấn công sẽ ít đi đồng thời nâng cao tính thanh khoản cho quá trình dịch chuyển cross-chain.
Cách lâu không lâu, sau khi ngân hàng Silicon Valley đóng cửa, Circle đã bị kẹt 3,3 tỷ USD dự trữ USDC tại ngân hàng này.
Circle đã tiết lộ thông qua Twitter vào ngày 10/3 rằng: “Sau khi xác nhận rằng các khoản được chuyển bắt đầu vào ngày 9/3 để xóa số dư vẫn chưa được xử lý. 3,3 trong số gần 40 tỷ USD của dự trữ USDC vẫn ở ngân hàng SVB”. Circle cho biết họ sẽ cùng với các khách hàng và người gửi tiền khác tìm cách hồi sinh ngân hàng SVB, điều được xem là quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ. Circle cũng tuyên bố trên Twitter rằng họ sẽ tuân theo hướng dẫn do các cơ quan quản lý của tiểu bang và Liên bang cung cấp.
Tìm hiểu thêm: Ông lớn USDC Circle 'mắc kẹt' 3,3 tỷ USD trong ngân hàng Silicon Valley
Ông Dante Disparte, Giám đốc chiến lược của Circle, nhấn mạnh rằng: "Circle hiện đang bảo vệ USDC khỏi sự thất bại trong hệ thống ngân hàng Mỹ". Ông đang kêu gọi kế hoạch giải cứu SVB từ công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC). Nếu không có kế hoạch giải cứu của Liên bang, sẽ có những tác động rộng lớn hơn đối với doanh nghiệp, ngân hàng và doanh nhân.
Một phát ngôn viên của Circle cũng nhấn mạnh rằng SVB là "một trong 6 đối tác ngân hàng mà Circle sử dụng để quản lý khoảng 25% dự trữ USDC được giữ bằng tiền mặt. Trong khi chúng tôi chờ đợi sự rõ ràng về việc FDIC tiếp nhận SVB sẽ ảnh hưởng đến người gửi tiền như thế nào, Circle và USDC tiếp tục hoạt động bình thường".