Màn sụp đổ chóng vánh của Everledger
Trang ARF đưa tin, Everledger - nền tảng Blockchain có trụ sở làm việc tại Brisbane (Úc) chính thức sụp đổ. Động thái này của Everledger. Điều đáng nói, trước khi vụ việc xảy ra, dường như không có bất cứ thông tin nào liên quan đến việc Everledger đang trên đà đi xuống.
Được biết, Everledger được nữ doanh nhân công nghệ đình đám của Úc là Leanne Kemp thành lập vào năm 2015. Bà từng là doanh nhân trưởng của Queensland, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực công nghệ không chỉ của thành phố mà còn cả nước Úc. Bà đã lấy cảm hứng từ bộ phim "Blood Diamond" của Leonardo DiCaprio để bắt đầu kinh doanh.

Trước đây, Everledger được biết đến là đơn vị sử dụng công nghệ Blockchain để theo dõi nguồn gốc của kim cương, ngoài ra áp dụng chuỗi cung ứng trong nhiều lĩnh vực bao gồm khoáng sản, nghệ thuật, rượu vang và thời trang. Thậm chí, khách hàng của công ty này chính là thương hiuệu thời trang xa xỉ Alexander McQueen.
Everledger đang xây dựng một hệ thống chứng nhận toàn cầu hoá kỹ thuật số và mã hóa để giảm bớt các gian lận, thị trường đen... bằng cách sử dụng Blockchain tạo ra một sổ đăng ký kim cương công cộng, ghi lại đặc điểm riêng của mỗi viên kim cương, nguồn gốc và chủ sở hữu của viên kim cương đó, từ đó gây ra khó khăn cho việc cầm cố hoặc mua bán khi bị đánh cắp. Ở thời điểm năm 2017, hơn 1,2 triệu viên kim cương được lưu trữ kỹ thuật số trên Everledger.

Trước khi sụp đổ, Everledger đã huy động được hơn 54,7 triệu USD từ các nhà đầu tư bên ngoài, bao gồm 3 triệu USD từ chương trình tài trợ thử nghiệm chuỗi khối của chính phủ vào năm 2021. Công ty đã dành nhiều hy vọng và mong đợi đợt tài trợ thứ 2 từ một nhà đầu tư nữa trong năm 2023 này, vậy nhưng rất tiếc điều này không xảy ra.
Toàn bộ nhân viên của Everledger đều nhận quyết định sa thải vào ngày 31/3. Tuy nhiên, các quản trị viên Steven Staatz và Ashley Leslie đến từ công ty Kế toán Công chứng Vincents lại được bổ nhiệm vào ngày 24/4. Theo thông báo, cuộc họp đầu tiên giữa các chủ nợ và công ty này sẽ được tổ chức vào ngày hôm nay (8/5).
Cú sập của công ty này diễn ra sau khi các công ty khởi nghiệp khác đóng cửa. Những cái tên có thể kể đến như bao gồm công ty khởi nghiệp giao hàng Milkrun, thị trường nhà hàng trực tuyến Providoor và nhà bán lẻ rượu trực tuyến BoozeBud.
Người đứng đầu Everledger nói gì?
Chia sẻ với tờ The Australian Financial Review, bà Leanne Kemp bộc bạch: "Đợt tài trợ thứ hai đã không thành hiện thực, điều đó khiến chúng tôi hiểu rằng có những lý do và áp lực bên ngoài đối với nhà đầu tư này. Everledger đã bị đặt vào một tình thế khó khăn và bất ngờ. Với tư cách là người sáng lập, bên cạnh đó là sự hỗ trợ đầy đủ của hội đồng quản trị, chúng tôi đã đưa ra hành động quyết đoán và nhanh chóng để bảo vệ lợi ích của các bên liên quan".

Bà Kempt cho biết thêm, một trong những quyết định khó khăn nhưng cực kỳ quan trọng được đưa ra ở thời điểm đó chính là sa thải nhân viên ngay lập tức. Các nhà quản lý phải nắm được quyền kiểm soát công ty, đưa công ty đi giữ được sự hoàn thiện cần thiết. Hiện tại, với vị thế là một doanh nghiệp toàn cầu, công ty đang có một loạt các sự kiện tái cấu trúc phức tạp cần được tiến hành. Theo lời bà Kemp, điều đó có nghĩa là công ty ở Úc đang được quản lý tự nguyện chứ không phải thanh lý.
Những thế lực nào từng 'chống lưng' cho Everledger?
Vào năm 2021, công ty (lúc này vẫn đang trong giai đoạn khởi nghiệp) đã huy động được 7 triệu ISD thông qua khoản vay chuyển đổi, đảm bảo 3,5 triệu đô la từ Quỹ Tương lai của Chính phủ Vương quốc Anh. Trong khi đó, từ năm 2020, Tencent - chủ sở hữu của ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc WeChat đã tham gia đến vòng gọi vốn Series A trị giá 20 triệu USD.
Vào năm 2018, Everledger đã đóng vòng tài trợ trị giá 10,4 triệu USD, phía Fidelity Investments (chi nhánh Canada) và GMP Securities chính là những nhân tố đứng đầu, không chỉ vậy còn là sự tham gia nhiệt tình từ phía các bên như Vickers Ventures Partners, Graphene Venture Capital, Rakuten, FPV, Fenbushi và Bloomberg Beta.

CEO của công ty Everledger cho biết, công ty 8 năm tuổi này đã có một “thỏa thuận đầu tư ràng buộc và được thực hiện đầy đủ” để đảm bảo số vốn cần thiết để có lãi: “Tôi không cho rằng Everledger là một công ty khởi nghiệp 'đốt tiền'. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho vòng đầu tư này là vòng tài trợ bên ngoài cuối cùng trước khi có lãi. Chắc chắn, việc sử dụng vốn và dấu ấn hoạt động của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với định hướng của hội đồng quản trị theo một kế hoạch tăng trưởng có kiểm soát. Đây không phải là một công ty mở rộng quy mô quá nhanh hoặc đầu tư mạo hiểm và đốt cháy nó trong 18 tháng".
Tuy nhiên, giấc mộng của bà Kemp có lẽ vẫn chưa thể thành hiện thực khi giờ đây, công ty chính thức sụp đổ.