Những vấn đề AI cấp bách nhóm G7 đang phải đối mặt

Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tổ chức một cuộc thảo luận với chủ đề chính là trí tuệ nhân tạo (AI), các thức quản lý và sử dụng nó.
Những vấn đề AI cấp bách nhóm G7 đang phải đối mặt
avata
Cryptoday
01/05/2023
08:48
Cryptoday trênGoogle News

Các vấn đề về công nghệ AI được G7 thảo luận

Tại Hội nghị Bộ trưởng Công nghệ và Kỹ thuật số G7 được tổ chức tại thành phố Takasaki (Nhật Bản), đại diện các nước đã đưa các vấn đề liên quan đến AI ra bàn thảo. Trong đó có các thức quản lý AI, việc xây dựng cơ sở hạ tầng an toàn và bảo mật, phát triển nguồn dữ liệu xuyên biến giới,...

Ngoài các nước G7 gồm: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Ý, hội nghị còn có sự góp mặt của Liên minh châu Âu (EU), Ukraine, Ấn Độ và Indonesia. 

G7 nhất trí thúc đẩy sử dụng AI một cách có trách nhiệm
G7 nhất trí thúc đẩy sử dụng AI một cách có trách nhiệm.

Có thể thấy, sau cơn sốt ChatGPT do công ty OpenAI phát triển, AI đã phát triển một cách nhanh chóng và yêu cầu công nghệ này phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trở thành vấn đề được quan tâm nhất. Bộ trưởng của 7 nước đều nhất trí với quan điểm, G7 phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đồng thời vượt qua các thách thức mặt công nghệ lẫn pháp lý về AI. Bên cạnh đó, các quốc gia này sẽ tăng cường tính bảo mật và an toàn của công nghệ này.

Xem thêm: Các ông lớn G7 ủng hộ phát triển CBDC

Đại diện của 7 nước gọi đây là sử dụng AI có trách nhiệm trong bối cảnh nhiều quốc gia khác đang tìm cách tận dụng những siêu AI như ChatGPT, trái ngược lại với một số khác đang xem xét đưa ra lệnh cấm dành cho chatbot của OpenAI do phát hiện nó tiết lộ và lạm dụng thông tin người dùng.

Đáng chú ý nhất là G7 đang xây dựng các nguyên tắc nhằm ứng phó với những hệ lụy mà AI có thể gây ra đối với cong người. Song song với điều này, G7 vẫn sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp AI có một môi trường phát triển thân thiện và cởi mở dựa trên tính dân chủ.

AI và dữ liệu xuyên biên giới

Để có được một ứng dụng AI hoàn chỉnh, cần rất nhiều dữ liệu để đào tạo nó. Do đó, việc trao đổi dữ liệu cũng rất quan trọng trong thương mại hóa toàn cầu. Các nước G7 cho rằng cần tạo ra một quy tắc chung cho toàn cầu để thúc đẩy trao đổi dữ liệu xuyên biên giới.

Ngoài AI, G7 muốn thúc đẩy trao đổi dữ liệu xuyên biên giới
Ngoài AI, G7 muốn thúc đẩy trao đổi dữ liệu xuyên biên giới.

Nhật Bản đã đề xuất dữ liệu cần được lưu thông một cách tự do và đang tin cậy và gọi đó là “Data Free Flow with Trust” (DFFT). G7 khẳng định, dữ liệu cũng là một trong số các yếu tố chủ chốt thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển đi kèm với phúc lợi xã hội. Đề xuất DFFT cũng hướng đến việc không gây ra bất cứ ảnh hưởng tiêu cực nào đến quyền riêng tư của người dùng, cũng như tính bảo mật. 

Xem thêm: Các ông lớn G7 ngày càng siết chặt quy định tiền số

Ngoài dữ liệu, các bộ trưởng cũng đi đến thống nhất về việc quản trị Internet và tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Mục đích của ý kiến này nhằm chống chọi với những bất ổn về địa chính trị. G7 cũng đồng ý cam kết hỗ trợ các nước đang phát triển và mới nổi xây dựng lại hạ tầng Internet để cải thiện kết nối các tuyến cáp quang dưới biển.v

Tags
logoMẠNG XÃ HỘI TIN TỨC BLOCKCHAIN, CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH SỐĐịa chỉ: Tầng 6, Toà nhà ADG, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 024 6687 6797 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Minh

Giấy phép số: 497/GP - BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2022
© 2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc về Cryptoday Việt Nam
Tải ứng dụng Cryptoday
downloaddownload