Dự luật tiền điện tử sẽ có trong 2 tháng tới?
Tuyên bố trên được ông Patrick McHenry, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ, phát biểu tại sự kiện Consensus 2023 do CoinDesk tổ chức. Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ và Ủy ban Nông nghiệp Hạ viện sẽ cùng nhau xây dựng luật để giám sát lĩnh vực tiền điện tử trong 2 tháng tới, sau khi đồng tổ chức các phiên điều trần bắt đầu từ tháng 5, theo ông Patrick McHenry.
Khi được hỏi dự luật về tiền điện tử có thể được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký trong 12 tháng tới hay không, ông McHenry đã nói với đám đông tại sự kiện Consensus 2023 là "có". Ông chia sẻ: "Chúng tôi dự định trong 2 tháng tới sẽ có một thỏa thuận", đồng thời cho biết dự luật sẽ giải quyết các chế độ chứng khoán và hàng hóa cũng như các vấn đề khó khắc phục ở cả 2 bên.

Đọc về đề xuất dự luật bảo vệ nhà phát triển Blockchain, tại đây!
Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (đảng Cộng hòa, bang Wyoming), cũng là diễn giả trong phiên thảo luận, cho biết bà mong muốn được hỗ trợ ông McHenry, đồng thời cho biết Hạ viện có cơ hội tốt hơn Thượng viện trong việc thông qua dự luật sớm hơn.
Bà Lummis nói: "Chúng tôi đã cố gắng né tránh đề tài mang màu sắc đảng phái này. Thực chất đây là chủ đề lưỡng đảng mà chúng ta cần giải quyết trước cuộc bầu cử năm 2024".
Những tiến triển trong việc xây dựng dự luật tiền điện tử tại Mỹ?
Quốc hội Mỹ cho đến nay vẫn chưa thể thông qua luật về tiền điện tử dù một số dự luật đang tiến triển vào năm 2022. Tuy nhiên trong tháng 4, các đảng viên Cộng hòa thuộc Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện đã có một bước ngoặt trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ của lưỡng đảng đối với luật stabelcoin. Đây là một bước tiến đánh dấu điểm khởi đầu mới cho các cuộc đàm phán với đảng Dân chủ.
Bà Lummis, người được mệnh danh là “nữ hoàng tiền điện tử” của Thượng viện, đã đưa ra “Đạo luật đổi mới tài chính có trách nhiệm” cho cả 2 đảng, nhằm tạo ra một khung pháp lý cho ngành cùng với Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand vào năm 2022.
Một dự luật lưỡng đảng được cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ giới thiệu vào ngày 27/4, kêu gọi chính phủ liên bang nghiên cứu các ứng dụng tiền điện tử hoạt động bất hợp pháp, bao gồm nghiên cứu cách những kẻ khủng bố hoặc tội phạm khác có thể sử dụng tiền điện tử.

Tuần trước, ủy ban của ông McHenry đã chất vấn Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) Gary Gensler về việc ông từ chối cho biết liệu Ether (ETH), loại tiền điện tử lớn thứ hai tính theo giá trị vốn hóa thị trường theo CoinMarketCap, có phải là chứng khoán hay không. Ông Lummis cho biết: “Quốc hội cần cung cấp đầy đủ hướng dẫn. Tôi dự đoán chúng ta sẽ vẫn sử dụng Bài kiểm tra Howey". Howey Test là bài kiếm tra giúp SEC xác định tài sản hay hoạt động nào có liên quan đến chứng khoán. Nếu là chứng khoán, họ cần phải tuân thủ theo các quy định do SEC đặt ra.
Vai trò của tiền điện tử trong cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ
Ông McHenry cũng nói thêm về vai trò gần đây của tiền điện tử trong cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ, điều đã khiến các mối quan hệ ngân hàng của ngành trở nên căng thẳng.
Ông chia sẻ: “Chúng ta phải khắc phục vấn đề này. Chúng ta phải đảm bảo chắc chắn rằng bạn có thể giao dịch ngân hàng một cách an toàn và lành mạnh. Đây là một ví dụ tuyệt vời về lý do tại sao Quốc hội phải lập pháp và cung cấp sự rõ ràng, minh bạch cho ngành".
Trong khi đó, các khu vực pháp lý như Liên minh Châu Âu đã phê duyệt luật Thị trường tài sản tiền điện tử (MiCA), khiến nó trở thành khu vực tài phán lớn đầu tiên trên thế giới đưa ra luật tiền điện tử toàn diện. McHenry đã nói với CoinDesk trước đó rằng thỏa thuận của EU đưa khối thịnh vượng chung này này dẫn đầu về công nghệ Web3.
“Một số khu vực pháp lý đang ở phía trước chúng tôi”, Lummis nói, đề cập đến MiCA và những nỗ lực khác. "Chúng ta đang tụt lại phía sau. Các quốc gia này đang yêu cầu chúng ta phải bắt kịp", ông cho hay.
Đọc thêm về dự luật MiCA, tại đây!
Các cơ quan quản lý ở Nhật Bản và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đã tiến tới việc điều chỉnh không gian. Trong khi đó, Hồng Kông và Vương quốc Anh đang xem xét lại cách họ tiếp cận tiền điện tử.