Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Ở Nhật Bản, nhà thần kinh học Yu Takagi đã sử dụng Stable Diffusion, một mô hình AI được phát triển ở Đức vào năm 2022, để phân tích bản quét sóng não của các đối tượng thử nghiệm. Yu Takagi vẫn nhớ cách AI giải mã hoạt động não bộ của một bệnh nhân để tạo ra hình ảnh gần giống những gì ông thấy trên màn hình máy tính.
Đối tác nghiên cứu Shinji Nishimoto đã giúp đỡ Takagi xây dựng một mô hình AI để dịch hoạt động của não bộ sang định dạng có thể đọc được. Sau đó, Stable Diffusion đã có thể tạo ra những hình ảnh có độ trung thực cao giống với bản gốc một cách kỳ lạ. AI có thể làm được điều này mặc dù không được cho xem trước các bức ảnh hoặc không được đào tạo theo bất kỳ cách nào để tạo ra kết quả.
“Tôi chạy ngay vào phòng tắm và nhìn vào gương. Khi nhìn thấy khuôn mặt của mình, tôi mới dám chắc điều vừa chứng kiến là sự thật chứ không phải tôi đã phát điên”, ông Takagi chia sẻ. Ứng dụng AI trong lĩnh vực y học cũng là một xu thế quan trọng. Theo nghiên cứu, AI thực hiện 300 ca cấy ghép nội tạng mỗi năm.

Sự kiện này được coi như là một bước đột phá, tuy nhiên, ông Takagi cũng đính chính: “AI chưa có khả năng đọc suy nghĩ, nó chưa thể giải mã trí tưởng tượng hay giấc mơ của con người. Thế nhưng, tiềm năng trong tương lai là rất đáng chờ đợi”. Nhưng chính sự phát triển này cũng dấy lên lo ngại về cách sử dụng AI trong tương lai.
Nguyên nhân là vì công nghệ này hoàn toàn có thể bị sử dụng cho những ý đồ xấu. Ông Takagi nhận xét: “Vấn đề riêng tư là rất đáng quan tâm. Nếu một chính phủ hay tổ chức có thể đọc được suy nghĩ của mọi người, rất nhiều vấn đề sẽ xảy ra. Cần phải có các cuộc thảo luận cấp cao để đảm bảo điều này không thể xảy ra”.
Nghiên cứu của Takagi và Nishimoto đã tạo ra nhiều tiếng vang trong cộng đồng công nghệ toàn cầu. Theo công ty dữ liệu Altmetric, nghiên cứu của 2 người được xếp hạng trong top 1% mức độ tương tác trong tổng số hơn 23 triệu kết quả nghiên cứu được theo dõi từ trước đến nay trên thế giới.

Nghiên cứu cũng đã được chấp nhận tham gia Hội nghị về Thị giác máy tính và Nhận dạng mẫu (CVPR), dự kiến tổ chức vào tháng 6/2023. Các diễn giả tham dự CVPR sẽ bàn luận về những đột phá quan trọng trong khoa học thần kinh. Bất chấp những tiến bộ trong khoa học thần kinh, các nhà khoa học nhận định còn hàng chục năm nữa mới có thể có thể giải mã chính xác và đáng tin cậy những trải nghiệm hình ảnh tưởng tượng từ sóng não.
Trong nghiên cứu của Takagi và Nishimoto, các đối tượng thử nghiệm phải nằm trong máy quét fMRI tới 40 giờ, điều này rất tốn kém chi phí cũng như thời gian. 2 nhà nghiên cứu cũng chỉ ra hạn chế khác của thử nghiệm: “Các kỹ thuật ghi lại sóng não hiện tại thường dựa vào đường dẫn điện để truyền tín hiệu. Chúng dễ bị nhiễu điện từ do ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Không dễ dàng để đạt được tín hiệu tốt từ khu vực mục tiêu với độ nhạy cao”.

Nghiên cứu sử dụng AI của Takagi và Nishimoto có thể được sử dụng với các thiết bị quét não khác ngoài MRI, chẳng hạn như điện não đồ hay cấy ghép máy tính não đang được phát triển bởi công ty Neuralink của tỷ phú Elon Musk. Còn ở thời điểm hiện tại, có rất ít ứng dụng thực tế cho các thí nghiệm AI của Takagi.
Về cơ bản, không thể áp dụng hàng loạt một mô hình AI cho nhiều bệnh nhân vì hình dạng não bộ của mỗi người khác nhau. Tuy vậy, ông Takagi tin tưởng AI sẽ được sử dụng cho các mục đích y tế, liên lạc, giải trí. Giữa tháng 3, AI giúp một bộ phim đoạt giải Oscar. Cụ thể, đội ngũ kỹ xảo của “Everything Everywhere All At Once” đã dùng AI để tối ưu hóa công việc.
Ricardo Silva, giáo sư khoa học thần kinh máy tính tại đại học London và nhà nghiên cứu tại Viện Alan Turing, phát biểu: “Thật khó để dự đoán ứng dụng lâm sàng thành công ở giai đoạn này là gì, vì nghiên cứu của Takashi vẫn mang tính thăm dò”.

“Nghiên cứu có thể cung cấp một phương pháp mới để phát hiện và đánh giá tiến trình của bệnh Alzheimer. Điều này được thực hiện bằng cách đánh giá, phát hiện những bất thường trong hình ảnh trực quan được tái tạo từ hoạt động não của bệnh nhân”, ông Silva nhận định.
Ông Silva cũng bày tỏ quan ngại: “Vấn đề cấp bách nhất là xác định mức độ thu thập dữ liệu cá nhân đối với người tham gia thử nghiệm. Đăng ký thử nghiệm với mục đích tìm ra phương pháp chữa bệnh lâm sàng trong tương lai là điều đáng hoan nghênh. Còn việc sử dụng AI để tiếp thị, can thiệp vào các vụ kiện pháp lý hoặc chống lại ai đó sẽ gây ra rất nhiều rắc rối”.
Bất chấp những quan ngại, Takagi và Nishimoto không có ý định ngừng lại quá trình nghiên cứu. Phiên bản hai của dự án AI đang trong quá trình phát triển: “Chúng tôi hiện đang xây dựng một kỹ thuật tái tạo hình ảnh tốt hơn nhiều. Quá trình này đang diễn ra với tốc độ rất nhanh”.