Đơn vị Điều tra Tội phạm IRS-CI (Mỹ) cùng phối hợp với Chainalysis và hơn 50 nhân viên pháp lý tại Ukraine sử dụng các công cụ phân tích Blockchain điều tra gian lận tài chính của giới tài phiệt Nga.
Theo đó, IRS nghi ngờ hệ thống tài chính của những đối tượng này sử dụng tiền điện tử để lách lệnh trừng phạt, che giấu tài sản ngay trên lãnh thổ Ukraine. Bắt đầu từ ngày 11 - 16/5, IRS và Chainalysis sẽ tổ chức một khóa đào cho các điều tra viên Ukraine tại Frankfurt, Đức để sử dụng công cụ phân tích Blockchain này.
Đọc thêm: Mỹ điều tra Binance vì nghi ngờ giúp Nga lách lệnh trừng phạt

Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ đã tổ chức phong tỏa tài sản của những người giàu nhất nước Nga vì sử dụng tiền điện tử để trốn lệnh trừng phạt. Được biết, giá trị khối tài sản bị đóng băng lên tới khoảng 58 tỷ USD. Lực lượng REPO của Mỹ chống lại Nga cho biết, chiến dịch điều tra và đóng bằng tài sản của những người Nga vi phạm lệnh trừng phạt vẫn tiếp diễn trong bối cảnh Nga thực hiện chiến tranh quân sự tại Ukraine.
Năm 2022, cả thế giới bàng hoàng khi Nga cầm quân khơi mào cuộc chiến ở Ukraine. Đầu năm 2022, Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine. Cũng lúc này, Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt với Nga, trong đó có việc sử dụng tiền điện tử bởi nó đang được sử dụng trong các giao dịch xuyên biên giới.
Trong cuộc chiến với Nga, Ukraine được nhiều tổ chức quyên góp rất nhiều tiền điện tử. Theo thống kê của Chainalysis hồi tháng 2, chính phủ Ukraine đã nhận được 70 triệu USD tiền điện tử từ các nước.
Năm ngoái, Cao Ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) và tổ chức hỗ trợ phát triển Blockchain Stellar Development Foundation (SDF) đã ra mắt dự án hỗ trợ người dân tị nạn Ukraine dùng tiền điện tử thông qua Blockchain.Dự án này được triển khai giữa sự hợp tác của Trung tâm Điện toán quốc tế của Liên hợp quốc (UNICC).

Quay trở lại với Nga, nước này cũng đang triển khai những quy định chặt chẽ đối với giao dịch tiền điện tử. Theo đó, Bộ Tài chính Nga đã đề xuất Dự luật sửa đổi của Bộ luật Hình sự về khung hình phạt đối với những người trốn khai báo tiền điện tử. Cụ thể, Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định, trường hợp không khai báo thu nhập tiền điện tử 2 lần trong vòng 3 năm và nếu số tài sản đó trị giá 15 triệu rúp (gần 200.000 USD) sẽ bị phạt 2 năm tù, phạt tiền 300.000 rúp và cưỡng bức lao động 2 năm.
Đối với đối tượng không báo cáo thu nhập có tài sản tiền điện tử vượt quá 45 triệu rúp, tương đương với tiền pháp định 600.000 USD, hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn lên đến 4 năm tù, phạt tiền 2 triệu rúp và phạt lao động 4 năm. Các doanh nghiệp khai thác tiền điện tử sẽ được phép mua bán tài sản thông qua sàn giao dịch ngoại hối, hoặc sử dụng nền tảng giao dịch của Nga. Đây là điều mà Ngân hàng Trung ương Nga đã nhấn mạnh để hỗ trợ hợp pháp hóa hoạt động khai thác.
Trước lệnh trừng phạt ở phương Tây, Ngân hàng Trung ương Iran và Nga bắt tay hợp tác nghiên cứu tạo ra tiền điện tử ổn định (stablecoin) dành cho khu vực vịnh Ba Tư. Đây là nơi giao thoa văn hóa và kinh tế của 11 quốc gia đã và đang phát triển như: Ả Rập Saudi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Syria,... Mục tiêu mà 2 nước này hướng tới là tạo ra một phương thức thanh toán không bị hạn chế bởi đô la Mỹ, đồng rúp của Nga hay đồng rial của Iran.
Theo Giám đốc điều hành Công nghiệp tiền số và Blockchain của Nga, Alexander Brazhnikov, stablecoin này được neo theo giá vàng thay vì bất cứ loại tiền tệ nào. Bên cạnh đó, nó sẽ được thử nghiệm đầu tiên tại khu vực kinh tế Astrakhan - nơi vận chuyển hàng hóa từ Iran sang Nga.