Kraken lập tài khoản tiền điện tử giả để truy vết kẻ lừa đảo

Một kẻ mạo danh Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cố gắng đánh cắp lượng lớn Bitcoin từ tài khoản giả do sàn Kraken tạo ra.
Kraken lập tài khoản tiền điện tử giả để truy vết kẻ lừa đảo
avata
Cryptoday
11/05/2023
07:40
Cryptoday trênGoogle News

"Cạm bẫy ngọt ngào" do Kraken lập nên

Để truy vết và gắn cờ những kẻ có hành vi bất chính, sàn giao dịch tiền điện tử Kraken đã nảy ra một sáng kiến mới, đó là xây dựng một tài khoản giả. Chia sẻ trên Twitter ngày 10/5, Kitboga, một KOLs với hơn 183.000 người theo dõi, cho biết Kraken đã tạo cho anh một tài khoản để tìm kiếm thông tin kẻ lừa đảo mạo danh Tổng thống Joe Biden. Được biết, khoảng 1 năm trước, Kitboga đã từng đụng độ với người này.

 Kraken đã tạo tài khoản giả cho Kitboga để tìm kiếm thông tin kẻ mạo danh Tổng thống Joe Biden
 Kraken đã tạo tài khoản giả cho Kitboga để tìm kiếm thông tin kẻ mạo danh Tổng thống Joe Biden. Nguồn: Twitter.

Trong video đăng tải trên Twitter, Kitboga nói tài khoản giả Kraken tạo cho anh đã cố để lộ số Bitcoin trị giá khoảng 450.000 USD và kẻ lừa đảo đã mắc bẫy. Người này đã nhìn thấy số tiền thông qua video phần mềm chia sẻ màn hình máy tính từ xa. Sau đó, hắn đã tự tin lừa được người phụ nữ lớn tuổi mà Kitboga đóng giả. Tuy nhiên, điểm mấu chốt xảy ra khi Kitboga nhập sai địa chỉ ví của kẻ lừa đảo trước khi gửi toàn bộ số tiền. Kết quả, kẻ lừa đảo trở nên vô cùng tức giận và bắt đầu mắng mỏ Kitboga bằng hàng loạt lời chửi thề.

Xem thêm: Sàn Kraken rút toàn bộ ETH đã stake sau sự kiện nâng cấp Shanghai

Đồng thời, hắn đã trúng bẫy do Kraken và Kitboga bày ra và vô tình cung cấp địa chỉ ví BTC. Kraken ngay lập tức đã gắn cờ tài khoản lừa đảo. Ý tưởng tạo “mồi nhử” này do chính giám đốc an ninh của Kraken, Nick Percoco và Kitboga nghĩa ra.

Kitboga - YouTuber thích trêu đùa với những kẻ lừa đảo

Kitboga có 1,2 triệu người theo dõi trên Twitch và 3 triệu người theo dõi trên YouTube. Trong hầu hết video trên các nền tảng xã hội, anh luôn mang tới nội dung hài hước cho người xem bằng cách  đóng vai một loạt nhân vật không hiểu biết về công nghệ để dụ những kẻ xấu, hacker vào tròng. 

Tài khoản YouTube của Kitboga
Tài khoản YouTube của Kitboga.

Trong một số trường hợp, anh đã quản lý để gỡ bỏ các trang web đáng ngờ của họ bằng cách báo cáo gian lận cho các công ty lưu trữ nó. Hồ sơ YouTube của Kitboga viết: “Hàng ngày có những kẻ lừa đảo lợi dụng mọi người. Tôi cho mọi người thấy được kịch bản và những lời dối trá của họ, báo cáo thông tin khi tôi có thể, đồng thời, làm sáng tỏ một tình huống đen tối”.

Hôm 1/5, Kitboga làm video về những kẻ lừa đảo an sinh xã hội liên quan đến BTC thông qua email hoặc tin nhắn SMS. Những người này sẽ gửi đến các nạn nhân thông báo các giao dịch lạ đã được thực hiện bằng tài khoản ngân hàng của họ. Tuy nhiên, khi nạn nhân gọi đến số được cung cấp, kẻ xấu đã nói rằng thông tin của nạn nhân đã bị đánh cắp. Sau đó, chúng đã gợi ý họ cần rút tất cả tiền mặt, mua BTC và gửi tiền vào ví an toàn của chính phủ. Trong video, Kitboga đã giả vờ tỏ ra vui vẻ với những kẻ lừa đảo này và nhờ cháu trai của họ mua 10.000 BTC, sau đó gửi nó đến địa chỉ sai.

Ý tưởng tạo “mồi nhử” trên do chính giám đốc an ninh của Kraken, Nick Percoco và Kitboga nghĩa ra.
Ý tưởng tạo “mồi nhử” trên do chính giám đốc an ninh của Kraken, Nick Percoco và Kitboga nghĩa ra. Nguồn: Twitter.

Công ty kiểm toán và bảo mật tiền điện tử CertiK báo cáo hơn 100 triệu USD đã bị đánh cắp trong tháng 4 vừa qua. Dù vậy, con số này nhỏ hơn so với tháng 3 khi số tiền bị hack lên đến 210 triệu USD. Tuy nhiên, tháng trước chứng kiến nhiều vụ tấn công hơn vì vụ hack của Euler Finance chiếm đến 93% trong tổng số tiền điện tử bị đánh cắp. 

Xem thêm: 100 triệu USD crypto bị hacker đánh cắp trong tháng 4

Trong báo cáo hàng quý, CertiK cho biết tin tặc đã lấy cắp 320 triệu USD trong quý I/2023. BNB đã hứng chịu 139 vụ tấn công nhưng Ethereum là chuỗi khối thiệt hại nặng nề nhất với 221 triệu USD. Đáng chú ý, một loại lừa đảo đã "chiếm sóng" top 1 trên BNB Chain là "rug pull". Đây là khái niệm chỉ các vụ lừa đảo tiền điện tử được lên kế hoạch bài bản, phát hành tài sản số ở các sàn tập trung (CEX) hoặc phi tập trung (DEX), đợi những nhà đầu tư mua tài sản đó để đẩy giá lên cao. Sau đó, những kẻ cầm đầu dự án thực hiện rút toàn bộ hay một phần thanh khoản, xả toàn bộ tài sản số với mức giá cao để trục lợi thêm, rồi ôm tiền của người dùng "cao chạy xa bay". 

Có thể thấy, lừa đảo được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó, nhà đầu tư nên hết sức cẩn thận. Nhiều sàn giao dịch đã từng khuyên người dùng nên trình báo khi nhận thấy điều bất thường xảy ra ví tiền số của họ.

logoMẠNG XÃ HỘI TIN TỨC BLOCKCHAIN, CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH SỐĐịa chỉ: Tầng 6, Toà nhà ADG, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 024 6687 6797 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Minh

Giấy phép số: 497/GP - BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2022
© 2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc về Cryptoday Việt Nam
Tải ứng dụng Cryptoday
downloaddownload