Malaysia là một trong số các quốc gia châu Á đang cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào USD Mỹ. Hiện nay, Ngân hàng Trung ương Malaysia và đang cùng với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nghiên cứu loại tiền tệ mới trong giao dịch thương mại giữa hai nước. Vào hôm 4/4, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, Trung Quốc rất ủng hộ với đề xuất thành lập Quỹ tiền tệ châu Á.
Vào hôm 21/3/2022, Thứ trưởng Bộ Truyền thông và đa phương tiện Malaysia (KKMM), ông Zahidi Zainul Abidin đề xuất hợp pháp hóa tiền điện tử, bao gồm Bitcoin, Ether … và mã thông báo không thể thay thế NFT. Còn Bộ trưởng Tài chính Malaysia, ông Tengku Zafrul Aziz đã thông báo về kế hoạch xây dựng tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) để bắt kịp xu hướng của thời đại.

Tháng 8 cùng năm, công ty dịch vụ tài chính ở Malaysia, Kenanga Investment Bank Berhad hợp tác với Ant Group của Trung Quốc ra mắt ví tiền điện tử. Ứng dụng được thiết kế để quản lý tài sản cho người dùng ở Malaysia, tích hợp các dịch vụ tài chính như giao dịch chứng khoán, quản lý đầu tư kỹ thuật số, giao dịch tiền điện tử, trao đổi ngoại tệ,... Đầu năm 2023, nền tảng này sẽ đi vào hoạt động.
Tương tự Malaysia, đầu tháng 3 này, Brazil cũng bắt tay với Trung Quốc để xây dựng thanh toán xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ. Theo trang SCMP, tài sản ngoại hối bằng đồng nhân dân tệ đầu năm 2023 của Brazil tăng 5,37% so với cuối năm 2022.
4 năm kể từ khi đồng nhân dân tệ kỹ thuật số được đưa vào dự trữ ngoại hối của Brazil, sức ảnh hưởng của nó đang gia tăng mạnh mẽ. Trong khi đó, cuối năm 2022, tổng tài sản ngoại hối bằng USD của Brazil ghi nhận mức sụt giảm mạnh xuống còn 80,24%.

Nga là một quốc gia đang chịu sự cấm vận của chính phủ Mỹ, kể từ khi phát động chiến tranh với Ukraine. Đầu tháng 3 năm nay, Nga đã đưa đồng nhân dân tệ kỹ thuật số e-CNY của Trung Quốc vào mạng lưới Blockchain quốc gia. Theo đó, mạng lưới Blockchain của Nga, Masterchain có nhiệm vụ bảo lãnh tài sản kỹ thuật số của ngân hàng và hiện số tài sản được bảo lãnh đã vượt mức 100 triệu nhân dân tệ.
Trong đó, bảo lãnh ngân hàng là sự cam kết của bên thứ 3 (bên bảo lãnh) và bên có quyền (bên nhận bảo lãnh), để bảo vệ tài chính thay cho bên được lãnh. Khách hàng cần phải nhận khoản nợ và hoàn trả cho các tổ chức tín dụng theo thỏa thuận. Bảo lãnh ngân hàng thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế để đảm bảo rằng việc thanh toán được thực hiện và giao hàng đúng hạn như thỏa thuận.
Việc bảo lãnh ngân hàng thông qua Masterchain nhằm xác minh tính minh bạch, lưu trữ tài liệu trên Blockchain. Đồng e-CNY là đồng tiền kỹ thuật số được ngân hàng sử dụng để bảo lãnh và các hợp đồng được thông qua đều sử dụng đồng e-CNY này của Trung Quốc. Khi thanh toán được thực hiện theo bảo lãnh, người thụ hưởng sẽ nhận được đồng rúp Nga theo tỷ giá hối đoái do các bên thỏa thuận.