Kinh phí tên lửa của Triều Tiên đến từ những vụ hack tiền số 

Theo tài liệu chưa được công bố từ Nhà Trắng, Triều Tiên đã sử dụng số tiền từ những vụ hack tiền điện tử và tấn công mạng cho các hoạt động thử nghiệm tên lửa. 
Kinh phí tên lửa của Triều Tiên đến từ những vụ hack tiền số 
avata
Cryptoday
15/05/2023
08:33
Cryptoday trênGoogle News

Theo Cố vấn Quốc gia về an ninh mạng, Anne Neuberger, Tổng thống Mỹ Joe Biden luôn đặt ra câu hỏi “tại sao Triều Tiên có thể phát triển được trong lĩnh vực này (tên lửa)" và dành nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời. 

Mới đây, Nhà Trắng đã cáo buộc Triều Tiên sử dụng một nửa số tiền đánh cắp được từ các vụ hack tiền điện tử và tấn công mạng cho mục tiêu quân sự. Cơ quan tình báo Mỹ đang cố gắng để xác định hoạt động của Triều Tiên và Bộ Tài chính đang truy tìm tài sản tiền mã hóa bị đánh cắp. Liên Hợp Quốc cũng tuyên bố rằng, Triều Tiên đã dùng tiền điện tử từ những vụ hack cho các hoạt động thử nghiệm tên lửa. 

Theo Kim Gunn, đại diện đặc biệt về các vấn đề hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên cho biết, quốc gia này đã “rót” khoảng 400 triệu USD tới 650 triệu USD để phóng 31 tên lửa đạn đạo trong nửa đầu năm 2022. Số tiền này được lấy từ những vụ lừa đảo tiền điện tử. Trước đó, Triều Tiên từng bị nghi ngờ đã đánh cắp hơn 620 triệu USD tiền điện tử từ nền tảng Axie Infinity vào tháng 3/2022.

Xem thêm: Hacker Triều Tiên đã đánh cắp 1.200 tỷ USD tiền điện tử

Một nửa kinh phí tên lửa của Triều Tiên đến từ những vụ hack crypto 
Một nửa kinh phí tên lửa của Triều Tiên đến từ những vụ hack crypto .

Ông Jung Pak, Phó đại diện đặc biệt của Mỹ tại Triều Tiên cho biết, các sàn giao dịch tiền điện tử và các công ty Blockchain đang cung cấp cho Bình Nhưỡng “một nguồn sinh lợi” đáng kể. Số tiền này được sử dụng để tài trợ cho chương trình vũ khí, ngoài ra còn giúp qua mặt hệ thống tài chính quốc tế và trốn tránh các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc. 

Vào cuối tháng 3/2022, tựa game tỷ USD của người Việt là Axie Infinity bị hacker tấn công và lấy đi lượng tiền điện tử trị giá hơn 600 triệu USD. Hacker đã chiếm quyền kiểm soát 5/9 nút xác thực, từ đó thực hiện hai giao dịch chuyển tiền gồm 173.600 Ethereum cùng 25,5 triệu USDC. Với giá trị mỗi ETH tại thời điểm đó là 3,4 nghìn USD, số tiền điện tử bị lấy đi khoảng 615 triệu USD. Tờ CoinDesk gọi đây vụ hack lớn nhất trong lịch sử DeFi, với số tiền nhiều hơn cả vụ tấn công mạng Poly Network vào tháng 8/2021, khi hacker đánh cắp lượng tiền số tương đương 611 triệu USD trước khi trả lại toàn bộ.

Năm 2022 được xem là năm ghi nhiều dấu ấn khó quên đối với cộng đồng tiền điện tử với hàng loạt các cú sập của Terra, Celsius, Voyager Digital và FTX. Ngoài những thách thức kể trên, hơn 3 tỷ USD đã bị đánh cắp từ hơn 125 vụ hack lớn của các dự án tiền điện tử trong năm 2022. Theo Forbes, các tỷ phú Bitcoin như Changpeng Zhao, Sam Bankman-Fried, Brian Armstrong cũng “mất trắng” 116 tỷ USD vào năm 2022. 

Đọc thêm: Tin tặc từ Triều Tiên trở thành 'bậc thầy' khai thác tiền điện tử như thế nào?

Tin tặc Triều Tiên thuộc top những hacker tiền số giỏi nhất thế giới hiện nay.
Tin tặc Triều Tiên thuộc top những hacker tiền số giỏi nhất thế giới hiện nay.

Trong khi phần lớn thế giới tập trung vào việc săn lùng CEO của các công ty phá sản đang chạy trốn, thì Triều Tiên lại bận rộn với những chiếc ví không phải của họ. Theo Reuters, Triều Tiên đã đánh cắp nhiều tiền điện tử nhất vào năm 2022 so với các quốc gia khác. Quốc gia này đã đánh cắp tài sản tiền điện tử trị giá từ 630 triệu USD đến hơn 1 tỷ USD.  

Một báo cáo bí mật của Liên Hợp Quốc cũng cho biết rằng, Triều Tiên đã tài trợ cho chương trình tên lửa của mình bằng việc đánh cắp tiền điện tử và trong năm 2020 và 2021, quốc gia này đã thu về ít nhất hơn 50 triệu USD từ hành động phi pháp này. Theo Chainalysis, Triều Tiên đã thực hiện ít nhất 7 cuộc tấn công vào các nền tảng tiền điện tử trong năm 2021 và đánh cắp gần 400 triệu USD.

Vào ngày 23/1, FBI chính thức xác nhận tin tặc từ Triều Tiên đứng sau vụ tấn công cầu nối Harmony trị giá 100 triệu USD đã xảy ra vào tháng 6/2022. Hơn 60 triệu USD (hơn 1.400 tỷ đồng) Ethereum bị đánh cắp trong vụ cướp mà tin tặc từ Triều Tiên làm chủ mưu diễn ra vào ngày 13/1/2023, 6 tháng sau khi sự việc xảy ra. Điều đó cho phép cơ quan thực thi pháp luật chính thức xác minh Lazarus Group và APT38 (một nhóm mạng khác của Bắc Triều Tiên) là thủ phạm gây ra vụ tấn công.

Theo đánh giá của NIS, tin tặc Triều Tiên thuộc top những hacker tiền số giỏi nhất thế giới hiện nay. Quốc gia bí ẩn nhất thế giới này ngày càng dựa vào tội phạm mạng để củng cố nền kinh tế đang gặp khó khăn, đồng thời đây cũng là "quỹ tiền" tài trợ cho chương trình vũ khí hạt nhân. 

logoMẠNG XÃ HỘI TIN TỨC BLOCKCHAIN, CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH SỐĐịa chỉ: Tầng 6, Toà nhà ADG, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 024 6687 6797 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Minh

Giấy phép số: 497/GP - BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2022
© 2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc về Cryptoday Việt Nam
Tải ứng dụng Cryptoday
downloaddownload