Mỹ cho phép ngân hàng 'mở cửa' các dịch vụ tiền điện tử

Mới đây, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ đã cho phép các ngân hàng có thể cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền điện tử trong một tuyên bố chung nêu lên các rủi ro của tiền điện tử. Đây là một bước tiến lớn cho thấy nền tài chính truyền thống mở cửa với tiền số.
Mỹ cho phép ngân hàng 'mở cửa' các dịch vụ tiền điện tử
avata
Cryptoday
06/01/2023
00:11
Cryptoday trênGoogle News

“Các tổ chức ngân hàng không bị cấm cũng như không được khuyến khích cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng đầu tư bất kỳ tài sản nào (trong đó có tiền điện tử) theo luật hoặc quy định cho phép”, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết cùng với các tổ chức khác giám sát các ngân hàng thương mại cũng như hệ thống tiền tệ.

Cơ quan đã chỉ ra rằng việc thực sự nắm giữ tiền điện tử rất có khả năng chưa thật sự an toàn, nêu rõ: “Dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm hiện tại của các cơ quan cho đến nay, các cơ quan tin rằng việc phát hành hoặc nắm giữ tài sản tiền điện tử chính được phát hành, lưu trữ hoặc chuyển giao trên mạng mở, công khai và/hoặc phi tập trung hoặc hệ thống tương tự có khả năng không phù hợp với các thông lệ ngân hàng an toàn và lành mạnh”.

tiền điện tử
Fed cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ tiền điện tử.

Điều này có nghĩa là nếu ngân hàng Revolut được trao quyền giám sát tài sản số thì ngân hàng có khả năng cao không thực sự nắm giữ tài sản vì giám sát viên mới là người nắm giữ. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là ngân hàng vẫn được phép cung cấp dịch vụ tiền điện tử dù tuyên bố trên của Fed chỉ rõ họ không nên làm như vậy, nhưng thực tế đó không phải là một lệnh cấm. Mới đây, các chuyên gia vẫn tin tưởng vào sự phát triển chung và chỉ ra 3 lý do để thị trường tiền điện tử hồi phục năm 2023.

Do đó, nếu các ngân hàng này áp dụng các biện pháp an toàn và lành mạnh, chẳng hạn như việc đảm bảo bảo hiểm nếu họ thực sự nắm giữ hoặc cử một người giám sát để bảo hiểm tài sản người dùng, thì họ vẫn được tự do cung cấp dịch vụ tiền điện tử dựa trên tuyên bố của cơ quan này.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) “bật đèn xanh” khi bắt đầu giám sát các ngân hàng trung ương. BIS đã cho phép các ngân hàng thương mại nắm giữ từ 1% đến 2% vốn cấp 1 của họ bằng tiền điện tử. Vốn cấp 1 là một loại vốn tự có của một tổ chức tín dụng. Về cơ bản, vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức đó cũng như phần lợi nhuận không chia. 

tiền điện tử
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).

BIS cho biết các ngân hàng có thể sử dụng tiền điện tử như một hàng rào bảo vệ tài sản và họ không đưa ra giới hạn kể cả trong trường hợp tiền điện tử là một tài sản số stablecoin. Sau những phát triển này, chúng ta có thể sẽ nghe nhiều hơn về sự tích hợp “an toàn” này giữa tiền điện tử và hệ thống tài chính đã được thiết lập, bao gồm cả ngân hàng.

Họ đang bắt đầu hợp nhất và sớm hay muộn các ngân hàng cung cấp dịch vụ giao dịch cho cổ phiếu, hàng hóa hoặc trái phiếu tiền điện tử nếu họ muốn bắt kịp FinTech (tài chính công nghệ).

Tuyên bố của Fed rõ ràng cho phép họ làm như vậy liên quan đến các hợp đồng tương lai Bitcoin được thanh toán bằng tiền mặt. Tuy nhiên, không gian tài chính Bitcoin đang trở nên phức tạp hơn rất nhiều và có khả năng phát triển hơn theo xu hướng trên. 

Theo tuyên bố này, nhà phát hành tiền pháp định sẽ không thể tiếp tục đứng vững trên con đường của mình khi hệ thống ngân hàng đang dần có thái độ trung lập với tiền điện tử.

logoMẠNG XÃ HỘI TIN TỨC BLOCKCHAIN, CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH SỐĐịa chỉ: Tầng 6, Toà nhà ADG, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 024 6687 6797 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Minh

Giấy phép số: 497/GP - BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2022
© 2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc về Cryptoday Việt Nam
Tải ứng dụng Cryptoday
downloaddownload