Ngân hàng Hàn Quốc 'nắm thóp' giao dịch của các công ty tiền số

Xứ sở kim chi đã ban cho Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) quyền hạn quan trọng nhằm thu thập thông tin về những công ty tiền số.
Ngân hàng Hàn Quốc 'nắm thóp' giao dịch của các công ty tiền số
avata
Cryptoday
24/04/2023
08:10
Cryptoday trênGoogle News

Vào ngày 20/4, trang tin tức The Korea Herald đưa tin Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đã được bật đèn xanh để tăng cường giám sát các nhà phát hành và khai thác dịch vụ tiền điện tử. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh các cuộc thảo luận tiếp theo về luật tài sản tiền điện tử đang thu hút sự quan tâm ở xứ sở kim chi.

Được biết, Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) mới là cơ quan có tiếng nói cuối cùng trong việc điều chỉnh quy định tiền điện tử. Ngân hàng BoK bày tỏ quan ngại về chính sách ổn định tài chính từ stablecoin và đang yêu cầu các sàn giao dịch tiền số cung cấp chi tiết dữ liệu giao dịch. Vào tuần trước, Ủy ban các vấn đề chính trị của Quốc hội Hàn Quốc đã xác nhận cho phép ngân hàng BoK quyền yêu cầu dữ liệu từ các công ty tiền điện tử. Dự kiến vào ngày 25/4, FSC sẽ trình bày quan điểm chính thức tại 1 cuộc họp tiểu ban nhằm đẩy nhanh việc triển khai luật tài sản kỹ thuật số.

Tìm hiểu thêm: Hàn Quốc xây dựng hệ thống kiện tụng tập thể bảo vệ nhà đầu tư.

Cryptoday - bank-of-korea-museum_t2rv3I4lap_2023042407.jpg
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc.

Ông Kim Han-gyu, nhà lập pháp Đảng Dân chủ, là người từng đề xuất Đạo luật tài sản tiền điện tử. Ông Kim phát biểu: "FSC thừa nhận BoK cần có quyền yêu cầu dữ liệu nhưng FSC từ chối đưa điều này vào trong dự thảo". Chính phủ Hàn Quốc đang cố gắng triển khai chính sách pháp lý về tiền điện tử. Tuy nhiên, những tranh cãi giữa BoK và FSC vẫn đang nổ ra, liên quan đến việc cơ quan nào nên kiểm soát lĩnh vực mới nổi này.  

FSC cảnh báo nếu BoK quản lý tiền điện tử, điều đó có nghĩa là tài sản kỹ thuật số đang có cùng vị thế với nền tài chính truyền thống. Chủ tịch FSC Kim Joo-hyun từng nhận xét ông không coi tiền điện tử là một loại tài sản tài chính. Trong 3 năm qua, FSC và BoK đã liên tục đối đầu nhau về những quy định liên quan đến tiền điện tử. Ủy ban các vấn đề chính trị, 1 bộ phận của Ủy ban các vấn đề nhà nước của Hàn Quốc, cáo buộc FSC độc quyền hóa vị trí cơ quan quản lý tiền điện tử. 

Gần đây, FSC có cùng quan điểm với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) khi nhận định chứng khoán là tài sản tiền điện tử. FSC đã đưa ra những hành động thực thi chống lại các công ty tiền điện tử. Vào giữa năm 2022, Dịch vụ Giám sát Tài chính Hàn Quốc (FSS) thành lập Ủy ban tài sản kỹ thuật số.

Xem thêm tất cả các bài viết về Hàn Quốc ở đây.

Cryptoday - Kim_Han-gyu_1__imszHl5I7D_2023042407.jpg
Nhà lập pháp Đảng Dân chủ Kim Han-gyu.

Vào cuối tháng 1, Bộ Tư pháp Hàn Quốc công bố kế hoạch triển khai hệ thống theo dõi tiền điện tử. Mục đích của chiến dịch nhằm lấy lại các khoản tiền bị đánh cắp bởi tin tặc tiền số cũng như đẩy lùi nạn rửa tiền. Hệ thống được sử dụng để trích xuất các thông tin cần thiết, theo dõi lịch sử giao dịch, kiểm tra nguồn gốc của tiền trước và sau mỗi một giao dịch.

Bộ Tư pháp Hàn Quốc cũng thông báo kế hoạch phát triển một hệ thống theo dõi tiền số và phân tích độc lập vào nửa cuối năm 2023. Tuyên bố của Bộ Tư pháp nêu rõ: "Để chống lại các chiêu thức tinh vi của tin tặc tiền số, chúng ta cần sẽ cải thiện cơ sở hạ tầng của công nghệ, đồng thời xây dựng một hệ thống tư pháp nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế"

Trong quá khứ, Tòa án tối cao Hàn Quốc đã đưa ra phán quyết với sàn giao dịch tiền điện tử Bithumb. Cụ thể, do dừng hoạt động dịch vụ trong 1,5 tiếng vào ngày 12/11/2017, Bithumb phải bồi thường thiệt hại từ 6.000 đến 6.400 USD cho 132 nhà đầu tư bị thua lỗ. 

logoMẠNG XÃ HỘI TIN TỨC BLOCKCHAIN, CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH SỐĐịa chỉ: Tầng 6, Toà nhà ADG, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 024 6687 6797 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Minh

Giấy phép số: 497/GP - BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2022
© 2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc về Cryptoday Việt Nam
Tải ứng dụng Cryptoday
downloaddownload