Nước Mỹ và nỗi sợ hãi AI tước hết việc làm và quyền riêng tư

Trí tuệ nhân tạo (AI) như một làn sóng mạnh mẽ "càn quét" thị trường việc làm, đánh mạnh vào nhu cầu nhân sự của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Nước Mỹ và nỗi sợ hãi AI tước hết việc làm và quyền riêng tư
avata
Cryptoday
21/04/2023
06:00
Cryptoday trênGoogle News

Những con số biết nói

Theo một nghiên cứu mới được công bố bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew, người dân Mỹ đang cảm thấy dè dặt, e ngại về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng tăng trong việc tuyển dụng và đánh giá người lao động.

Pew Research đã khảo sát 11.004 người trưởng thành Mỹ trong khoảng thời gian giữa tháng 12/2022. Những câu hỏi được đặt ra với người Mỹ liên quan đến quan điểm về tác động của AI đối với lực lượng lao động. Kết quả cho thấy, trong khi một số ít người thừa nhận hiệu quả của việc tuyển dụng dựa trên AI, thì có nhiều người bày tỏ lo ngại rằng công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể xâm phạm quyền riêng tư, ảnh hưởng đến việc đánh giá lao động, sâu xa hơn là mất việc làm.

 

nỗi sợ hãi AI
 Cơ hội việc làm và quyền riêng tư là 2 vấn đề khiến người dân Mỹ lo ngại trước làn sóng AI.

Có tới 32% người Mỹ được hỏi tin rằng AI gây hại hơn là giúp ích cho nhân viên, người xin việc, đánh thẳng vào công cuộc việc tuyển dụng, đánh giá lao động. Đáng chú ý, 71% người Mỹ phản đối ý tưởng sử dụng AI để quyết định thuê hay sa thải nhân sự. Mặt khác, nghiên cứu cho thấy 40% người Mỹ cho rằng AI có thể mang lại lợi ích cho người xin việc và nhân viên bằng cách đẩy nhanh quy trình tuyển dụng, giảm thiểu sai sót của con người và loại bỏ những thành kiến ​​tiềm ẩn vốn có trong quá trình ra quyết định tuyển dụng. Một số người được hỏi cũng nhấn mạnh tiềm năng của các đánh giá hiệu suất dựa trên AI để đưa ra đánh giá khách quan và nhất quán hơn về kỹ năng, năng suất của người lao động.

 

nỗi sợ hãi AI
 Phân tích chi tiết người Mỹ nhìn nhận thế nào về công nghệ trí tuệ nhân tạo AI.

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra 32% người Mỹ tin trong 20 năm tới, AI sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi cho người lao động, chỉ 13% thể hiện quan điểm lạc quan, với gần 2/3 số người được hỏi nói rằng họ sẽ không ứng tuyển cho một công việc nếu biết mình bị trí tuệ nhân tạo đánh giá năng lực.

Những mối quan tâm này mở rộng đến các khía cạnh khác nhau của quy trình tuyển dụng, từ sàng lọc sơ yếu lý lịch, đánh giá ứng viên đến giám sát hiệu suất và quyết định nhân sự. Báo cáo nhấn mạnh phần lớn những người Mỹ tham gia khảo sát lo lắng rằng hệ thống AI sẽ xâm phạm quyền riêng tư của họ bằng cách thu thập quá nhiều thông tin cá nhân, chẳng hạn như lịch sử duyệt web hoặc hoạt động trên mạng xã hội. Một chỉ số đáng lưu ý là 90% công nhân thuộc tầng lớp thượng lưu, 84% công nhân thuộc tầng lớp trung lưu và 70% công nhân thuộc tầng lớp thấp lo ngại về việc “bị giám sát một cách không phù hợp nếu AI được sử dụng để thu thập và phân tích thông tin”.

Giải quyết các mối quan tâm: Chính sách, sự minh bạch và giáo dục

Khi AI tiếp tục thâm nhập vào lực lượng lao động, các nhà lãnh đạo ngành công nghệ đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và nhà phát triển giải quyết các mối quan tâm của người dân. Ví dụ, ở Liên minh Châu Âu, các cơ quan quản lý đã cố gắng ngăn chặn việc lạm dụng tiềm năng bằng cách kêu gọi minh bạch trong các hệ thống AI , giáo dục và đào tạo để người lao động thích ứng với bối cảnh công việc đang thay đổi nhanh chóng. Một số nhân vật có tiếng nói trong ngành AI đã kêu gọi tạm dừng đào tạo các mô hình tiên tiến hơn nhằm nỗ lực giải quyết những vấn đề này trước khi quá muộn.

Trong khi đó, các cơ quan quản lý đã bắt đầu chú ý đến cách các mô hình trí tuệ nhân tạo này được đào tạo và cách chúng có thể ảnh hưởng đến quyền của người dân. Bước đầu tiên được Ý thực hiện khi cấm sử dụng ChatGPT tại quốc gia này với lý do ChatGPT có thể thu thập dữ liệu bất hợp pháp từ người dùng và khiến trẻ vị thành niên tiếp xúc với các nội dung không phù hợp. 

nỗi sợ hãi AI
Aida - họa sĩ robot AI từng mở triển lãm chân dung tự họa.

Ở một diễn biến khác, các cuộc chiến pháp lý liên quan đến AI và bản quyền vẫn đang có chiều hướng nóng lên. Bất chấp những cáo buộc vi phạm bản quyền trắng trợn, nhiều công ty, đơn vị tại Mỹ đang làm đơn kháng cáo và khẳng định các tác phẩm do AI tạo ra không hề động chạm tới bất cứ tác phẩm của nghệ sĩ nào. Theo luật pháp Mỹ, chủ sở hữu được quyền xác định sản phẩm do AI tạo ra có vi phạm bản quyền hay không, với yếu tố được xem xét chính là chương trình đào tạo AI có quyền truy cập vào tác phẩm của nghệ sĩ, sản phẩm AI tạo ra về cơ bản là tương tự tác phẩm gốc.

logoMẠNG XÃ HỘI TIN TỨC BLOCKCHAIN, CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH SỐĐịa chỉ: Tầng 6, Toà nhà ADG, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 024 6687 6797 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Minh

Giấy phép số: 497/GP - BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2022
© 2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc về Cryptoday Việt Nam
Tải ứng dụng Cryptoday
downloaddownload