Tình trạng SEC và Ripple sau khi tòa từ chối yêu cầu niêm phong tài liệu mật

Sau khi Tòa án Tối cao Mỹ không cho phép Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) niêm phong tài liệu Hinman, cơ quan này tiếp tục chiến dịch “tẩy chay” tiền điện tử. Còn tình hình của Ripple thì tích cực hơn rất nhiều.
Tình trạng SEC và Ripple sau khi tòa từ chối yêu cầu niêm phong tài liệu mật
avata
Cryptoday
19/05/2023
04:33
Cryptoday trênGoogle News

SEC giữ vững quan điểm “tiền điện tử là chứng khoán”

Có vẻ như SEC không đồng ý với phán quyết vừa qua của thẩm phán Analisa Torres về tài liệu Hinman. Cơ quan này vẫn thực thi kế hoạch cho mọi loại tiền điện tử “lên thớt” với cáo buộc là chứng khoán phi pháp.

Xem thêm: Tài liệu quan trọng của SEC trong vụ kiện Ripple bị từ chối niêm phong

Cụ thể, cái tên mới nhất bị SEC gán mác chứng khoán chính là đồng Filecoin (FIL) của công ty quản lý tài sản tiền kỹ thuật số Grayscale Investments thuộc tập đoàn Digital Currency Group (DCG). Theo thông báo của Grayscale, công ty này đã nộp đủ giấy tờ cần thiết trong đơn đăng ký nộp cho cơ quan quản lý về việc ra mắt ví Filecoin Trust vào hôm 14/4.

Trích dẫn một phần thông báo của Grayscale
Trích dẫn một phần thông báo của Grayscale.

Ngoài ra, Grayscale cho biết họ sẽ nộp báo tài chính hàng quý lên cơ quan quản lý có thẩm quyền. Tuy nhiên, đến 16/5, SEC đã gửi thư yêu cầu Grayscale rút đơn đăng ký vì nghi ngờ công ty này không tuân thủ luật chứng khoán liên bang.

Đứng trước cáo buộc trên, Grayscale khẳng định FIL không phải chứng khoán giống như lời của SEC, đồng thời, công ty sẽ đưa ra lời giải thích cụ thể cho cáo buộc: “Grayscale không tin FIL là chứng khoán theo luật chứng khoán liên bang. Chúng tôi sẽ gửi phản hồi tới SEC nhanh nhất có thể trên cơ sở pháp lý hiện hành”.

Cũng như bao nhiêu công ty khác đã từng rơi vào tầm ngắm của SEC, Grayscale không chắc cơ quan này sẽ bị thuyết phục và cho phép họ tiếp tục đăng ký. Trước tình hình này, Grayscale cảnh báo họ có thể buộc phải giải thể toàn bộ quỹ tín thác, gồm: Basic Attention Token Trust (BAT), Chainlink Trust (LINK), Decentraland Trust (MANA), Filecoin Trust (FIL) và Livepeer Trust (LPT).

Cả 5 quỹ tín thác trên được Grayscale ra mắt vào 17/3/2021, trong đó, Grayscale Filecoin Trust là một phương tiện đầu tư truyền thống cho phép các nhà đầu tư tiếp xúc với FIL dưới hình thức bảo mật trong khi tránh được những thách thức khi mua, lưu trữ và bảo quản FIL một cách trực tiếp. 

Còn Filecoin do công ty công nghệ Protocol Labs có trụ sở tại California trình làng từ năm 2014. Đây là một nền tảng phi tập trung cho phép người dùng thanh toàn bằng token gốc FIL. Trong đợt ICO, Filecoin đã huy động được 200 triệu USD. Dựa vào con số này, SEC nghi ngờ công ty đứng sau nó bán chứng khoán chưa đăng ký.

Xem thêm: Máy ảo Filecoin (FVM) là gì? Cách thức hoạt động FVM và các dự án trong hệ sinh thái Filecoin

Giá Filecoin trên Coingecko
Giá Filecoin trên Coingecko.

Hành động mới đánh vào Filecoin của SEC cho thấy cơ quan này vẫn giữ vững lập trường đàn áp các công ty hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử như đã làm với Kraken, Binance, Paxos, Coinbase,... Theo dữ liệu từ Coingecko, ngày 18/5, Filecoin giao dịch quanh mức 4,55 USD. Đến sáng 19/5, đồng này đã giảm xuống 4,44 USD tại thời điểm viết bài.

Ripple hào hứng với thương vụ mới

Sau khi giành được thêm một chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý kéo dài 3 năm với SEC, Ripple dường như đã phóng khoáng hơn khi mạnh tay chi 250 triệu USD để mua lại công ty lưu ký chuỗi khối Thụy Sĩ Metaco. 

Thông qua thương vụ này, Ripple cho biết sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để cung cấp dịch vụ lưu ký và phát hành tài sản kỹ thuật số. Công ty Metaco chia sẻ: “Metaco sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng bằng việc tiếp cận với tệp khách hàng lớn của Ripple. Ngoài ra, chúng tôi sẽ được đầu tư thêm nguồn vốn mới để chi cho các kế hoạch mới, nhân lực,... thực hiện đầy đủ những gì đã cam kết với khách hàng”.

Thông báo của Ripple
Thông báo của Ripple. Nguồn: Twitter.

Theo dự đoán của Ripple, đến năm 2030. thị trường tiền điện tử sẽ thu về 10.000 tỷ USD từ dịch vụ lưu lý. Bên cạnh đó, công ty khẳng định dịch vụ này sẽ trở thành xu hướng lưu trữ, ký gửi tài sản, được các tổ chức tài chính sử dụng phổ biến trong vòng 3 năm tới. 

Ripple lấy ví dụ, sàn chứng khoán lớn thứ 2 Mỹ Nasdaq sẽ cho phép dịch vụ lưu ký tiền số hoạt động trên nền tảng của mình vào cuối quý II/2023. Đội ngũ phát triển kế hoạch này của Nasdaq đã nộp đơn đăng ký cho Bộ Dịch vụ Tài chính New York, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh mới.

Nhà sáng lập kiêm CEO Metaco, Adrien Treccani nhận xét: “Thông qua thỏa thuận lần này, Metaco có thể tận dụng hữu ích quy mô cũng như sức mạnh vốn có của Ripple để mang tới những dịch vụ tiện ích, nhanh chóng cho khách hàng”. Đối với các tổ chức tài chính lớn, Metaco hiện có ưu đãi chính, đó là Harmonize, một tiêu chuẩn được công ty áp dụng trên toàn cầu, phục vụ cho lưu ký tiền điện tử.

Ra đời vào năm 2015, trước khi bị mua lại, Metaco đã huy động được tổng cộng 20 triệu USD qua 4 vòng gọi vốn, trong đó có 17 triệu USD từ series A vào năm 2020. CEO Ripple, Ripple Brad nói: “Metaco chính là một trong số ít công ty có thể giúp Ripple phát huy lợi thế trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng tiền điện tử”.

logoMẠNG XÃ HỘI TIN TỨC BLOCKCHAIN, CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH SỐĐịa chỉ: Tầng 6, Toà nhà ADG, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 024 6687 6797 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Minh

Giấy phép số: 497/GP - BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2022
© 2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc về Cryptoday Việt Nam
Tải ứng dụng Cryptoday
downloaddownload