Trong nỗ lực tiếp tục hoạt động kinh doanh tại Liên minh Châu Âu (EU), OpenAI, nhà phát triển của siêu AI ChatGPT, đang phải đối mặt với một trở ngại lớn khác. Nhà lập pháp Đức đang tiến hành 1 cuộc điều tra về việc tuân thủ GDPR (quy định bảo vệ dữ liệu dùng chung) cũng như công tác bảo mật của OpenAI. Ông Marit Hansen là ủy viên của Schleswig-Holstein, một bang ở miền Bắc nước Đức. Ông Hansen tuyên bố các cơ quan quản lý Đức muốn đánh giá công tác bảo vệ dữ liệu cũng như kiểm soát rủi ro tiềm năng. Tình hình ngày càng trở nên khó khăn hơn cho OpenAI.
Giữa tháng 3, OpenAI ra mắt GPT-4, mô hình nâng cấp của siêu AI ChatGPT. Kể từ thời điểm đó, các cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu Âu, đã tăng cường sự giám sát với nhà phát triển này. Ý đã trở thành quốc gia đầu tiên ban hành lệnh cấm đối với ChatGPT. Các cơ quan quản lý của Ý đang xem xét OpenAI có tuân thủ luật riêng tư của quốc gia này cũng như GDPR hay không. Thời hạn muộn nhất để OpenAI đưa ra câu trả lời là ngày 11/6.
Tìm hiểu thêm: Nhờ cơn sốt ChatGPT, 1 tập đoàn card đồ hoạ hốt bạc

Các vấn đề cốt lõi mà những cơ quan quản lý trên khắp châu Âu đặt ra có liên quan đến training data, dữ liệu được dùng để đào tạo ChatGPT. Ở thời điểm hiện tại, người dùng không được quyền từ chối chia sẻ dữ liệu cá nhân. Ngoài ra, họ cũng không thể chỉnh sửa mô hình ChatGPT nếu chatbot AI này mắc lỗi. Theo quy định GDPR, các cá nhân được phép xóa hoàn toàn thông tin khỏi hệ thống hoặc có quyền sửa đổi dữ liệu.
Ngoài Đức và Ý, các quốc gia như Canada, Ireland, Pháp và Tây Ban Nha cũng đang xem xét đưa ra các hành động tương tự với ChatGPT. Đầu tháng 4, Cao ủy về quyền riêng tư Canada (OPC) cáo buộc ChatGPT thu thập và sử dụng thông tin riêng tư của khách hàng dù chưa nhận được sự đồng ý. Cuộc điều tra được OPC tiến hành sau khi một người nặc danh gửi đơn khiếu nại OpenAI.
Ông Philippe Dufresne, người đứng đầu OPC, tuyên bố đang nghiên cứu một số quy tắc về AI để bảo vệ quyền riêng tư của người dân Canada: “Công nghệ AI và những tác động đối với thông tin cá nhân được chú ý hàng đầu tại văn phòng của OPC. Chúng tôi cần theo kịp, thậm chí là vượt mặt những tiến bộ của công nghệ đang phát triển như vũ bão này”. Hiện tại, OPC chưa đưa ra bất cứ lệnh cấm truy cập ChatGPT nào dành cho người dân Canada.
Độc giả không nên bỏ qua tất cả những bài viết về ChatGPT ở đây

Những rắc rối bủa vây OpenAI đang khiến nhiều người dùng ChatGPT bị vạ lây, đặc biệt là đối tượng khách hàng đăng ký dịch vụ trả phí cao cấp (premium subscription). Dịch vụ này cho phép khách hàng quyền truy cập vào API (giao diện lập trình ứng dụng) GPT của OpenAI. Các nhà phân tích và đầu tư tiền điện tử thậm chí đã tích hợp API để tạo ra các trợ lý chatbot thông minh với mục đích tự động giao dịch hoặc dự đoán thị trường. Bất kỳ vụ kiện tụng nào liên quan đến OpenAI cũng có thể khiến những khách hàng này bị ảnh hưởng. Nếu lệnh cấm siêu AI ChatGPT có hiệu lực, các cá nhân hoặc tổ chức áp dụng chatbot để phân tích và giao dịch tiền điện tử sẽ bị buộc phải làm vậy bên ngoài lãnh thổ EU.
Nhiều người nổi tiếng đã phản đối những lệnh cấm nhằm hạn chế sự phát triển của ChatGPT, nổi bật trong số đó là CEO sàn Coinbase Brian Armstrong. Chia sẻ trên Twitter cá nhân, ông Armstrong nhận định không có chuyên gia nào đủ khả năng phân xử đúng sai và có thể hạn chế sự phát triển của AI. CEO sàn Coinbase nhấn mạnh: "Cũng giống như các công nghệ tiên tiến khác, luôn có nhiều mối nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta phải tiếp tục phát triển vì có nhiều lợi ích hơn bất lợi. Những ý tưởng tràn ngập thị trưởng sẽ đem lại kết quả tích cực hơn so với việc tập trung hóa. Hãy cảnh giác với những ai hay cơ quan muốn áp đặt quyền kiểm soát AI và đừng để sự tiến bộ bị ngăn cản bởi nỗi sợ hãi".