Theo dữ liệu trên CoinGecko, giá ARB đã tăng lên 1,53 USD vào sáng 14/4, tăng 27,5% trong 24 giờ qua. Arbitrum là giải pháp mở rộng Layer2 của Ethereum, với mục đích giảm tắc nghẽn giao dịch mạng và phí giao dịch. Sự tăng trưởng của ARB được coi là lợi ích cho chuỗi Layer2.
Các chuyên gia cho rằng, có 3 lý do để tin rằng ARB có thể tiếp tục tăng giá trong quý 2 này nhằm chứng minh cho mức giá 1,60 USD đã từng đạt được trong thời gian qua.

Lợi nhuận thông qua quyền sắp xếp thứ tự các giao dịch
Trong tháng 3, Arbitrum đã tạo ra 2,5 triệu USD lợi nhuận thông qua quyền sắp xếp thứ tự các giao dịch (Sequencer), theo Messari. Sequencer là thành phần quan trọng của Arbitrum, có chức năng sắp xếp thứ tự các giao dịch vào một giá trị bị khóa, trước khi mạng cập nhật trạng thái mới. Lợi nhuận dựa trên Sequencer thể hiện sự khác biệt về doanh thu phí do chuỗi Layer2 tạo ra và chi phí cho chuỗi Layer1 cơ sở, tất cả được tính bằng Ether của Ethereum, chứ không phải là ARB.
Sau đó, những khoản lợi nhuận này sẽ được chuyển đến các tổ chức tự trị phi tập trung, thuộc sự quản lý của cộng đồng ArbitrumDAO để phát triển theo hướng phi tập trung hơn trong tương lai.

Trình sắp xếp thứ tự tạo giá trị có thể trích xuất tối đa (Miner Extractable Value-MEV) dựa trên yêu cầu giao dịch của người dùng. MEV chính là lợi nhuận mà những người tạo nên giá trị bị khóa thu về, nhờ vào quyền hạn của họ. Những người này được ưu tiên sắp xếp các giao dịch, chèn giao dịch cá nhân trước hay sau các giao dịch khác. Đồng thời, nếu muốn họ cũng có thể trì hoãn nó cho đến các giá trị bị khóa tiếp theo để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, ArbitrumDAO có thể kết thúc việc kiếm tiền từ MEV, bằng cách bán đấu giá quyền sản xuất các khối, sau khi khởi chạy trình tự phi tập trung.
Theo Kunal Goel, một chuyên gia phân tích dữ liệu tại Messari: “DAO có thể sẽ thực thi đặt cược ARB cho các trình tự sắp thứ tự để điều chỉnh các ưu đãi về mặt kinh tế và cho phép cắt giảm trong trường hợp có bất kỳ hành vi sai trái nào, tương tự như trình xác nhận trong mạng Proof-of-stake”.
Arbitrum tỏ ra vượt trội so với Optimism
Arbitrum đã vượt trội so với đối thủ là Optimism, kể từ năm 2022 đến nửa đầu năm nay. Có thể thấy, trong năm 2022, Arbitrum đã tạo ra 22 triệu USD doanh thu từ trình sắp xếp thứ tự và 6 triệu USD lợi nhuận. Trong khi đó, Optimism “khiêm tốn” hơn với 18 triệu USD doanh thu và 4 triệu USD lợi nhuận.

Bước sang quý đầu tiên của năm 2023, Arbitrum lại thể hiện sự lớn mạnh khi vượt mặt Optimism với 4 triệu USD doanh thu và 3 triệu USD lợi nhuận.
Tổng giá trị bị khóa (TVL) của Arbitrum trong hai năm liên tiếp cũng ghi nhận mức tăng rõ rệt, nhất là sau sự kiện airdrop ARB vào ngày 23/3 vừa qua. Nắm bắt cơ hội đó, sàn Binance đã niêm yết ARB với giá trị giao dịch ở ngưỡng 1 - 1,5 USD. Sàn UniSwap cũng ghi nhận giao dịch lớn tại địa chỉ ví điện tử số hiệu “0x07d5”, nhà đầu tư đã bán tổng cộng 10.250 ARB ở giá 2 USD và thu về 20.600 USD.

TVL Arbitrum gia tăng
Cuối cùng, tính đến ngày 13/4, TVL của Arbitrum ở mức 2,32 tỷ USD so với 930 triệu USD của Optimism. Giá ARB đã bước vào giai đoạn đột phá vào ngày 13/4, cặp ARB/USD đạt 1,60 USD trong quý 2, là mức tốt nhất cho đến nay và tăng 27,5% trong 24h qua. TVL của Arbitrum tăng 4,3% trong 24h qua. TVL của Arbitrum trở lại mức đỉnh từng đạt được hồi tháng 11/2022.
