Threshold Network (T) là gì? Threshold gồm những thành phần nào?

Threshold Network chính thức ra mắt vào ngày 1/1/2022, nhiều sàn giao dịch đã hỗ trợ các chủ sở hữu token NuCypher và Keep nâng cấp lên token T và niêm yết token T để giao dịch.
Threshold Network (T) là gì? Threshold gồm những thành phần nào?
avata
Cryptoday
15/05/2023
05:59
Cryptoday trênGoogle News

Threshold Network (T) là gì? 

Threshold Network được ra mắt vào tháng 1/2022, là sản phẩm đầu tiên trong số những dự án phi tập trung được hợp nhất - NuCypher (NU) và Keep Network (KEEP) - nhằm cung cấp an ninh và bảo mật đầy đủ cho người dùng. 

Threshold Network kế thừa các yếu tố cấu trúc từ Keep Network và các yếu tố riêng tư từ NuCypher. Mạng kết hợp này cung cấp một loạt các dịch vụ mật mã Threshold nhằm giải quyết một số vấn đề lớn về quyền riêng tư và đồng thời trao quyền chủ động hoàn toàn cho người dùng với tài sản số trên blockchain công cộng. 

Các dịch vụ của Threshold Network bao gồm dịch vụ proxy re-encryption (PRE) và giao thức tBTC bridge.

Tokenomics

Threshold Network là sản phẩm của việc sáp nhập giữa hai giao thức phi tập trung là NuCypher (NU) và Keep Network (KEEP) vào năm 2022. 

T là token gốc của dự án. 

Thông tin cơ bản về token T

  • ​​Tên token: Threshold Network
  • Ký hiệu: T
  • Blockchain: Ethereum
  • Contract: 0xcdf7028ceab81fa0c6971208e83fa7872994bee5 
  • Loại token: Tiện ích, Quản trị
  • Tổng cung: 10,515,000,000 T
  • Cung lưu hành: 8,705,529,887.03 T

Phân bổ token T

Token T được phân bổ cho các NU, KEEP và Threshold DAO theo tỷ lệ như sau:

  • 45% dành cho NU holder.
  • 45% dành cho cộng đồng KEEP holder.
  • 10% dành cho Threshold DAO.

Token T được sử dụng để làm gì? 

Các trường hợp sử dụng hiện tại cho token T bao gồm:

  • Staking: Người stake T sẽ chia sẻ phí cho tất cả các dịch vụ trên mạng Threshold.
  • Quản trị: Chủ sở hữu token có thể tham gia vào quản trị nguồn kinh phí và người stake có thể tham gia vào các đề xuất và bỏ phiếu.

Mua token T ở đâu?

Hiện nay, nhà đầu tư có thể mua token T một cách dễ dàng thông qua các sàn CEX như Binance, MEXC, Bitget, BingX, Houbi, OKX, Gate.io,....

Lưu trữ token T ở đâu?

Nhà đầu tư có thể lưu trữ token T tại bất kỳ ví nào có hỗ trợ mạng Ethereum như: Metamask, Trust Wallet… 

Nâng cấp NU & KEEP thành T

Các token NU và KEEP có thể được nâng cấp thành token T thông qua hợp đồng Vending Machine.

Như quyết định của cộng đồng NU và KEEP, tỷ lệ chuyển đổi cho mỗi token được dựa trên tổng nguồn cung chứ không phải giá. Tổng nguồn cung cuối cùng của NU là khoảng 1.380.688.920 và tổng nguồn cung của KEEP là khoảng 940.795.010.

Kết quả, các hệ số token là:

  • 1 NU: ~3.26 T
  • 1 KEEP: ~4.78 T

Việc nâng cấp token có thể được thực hiện thông qua giao diện liên kết trực tiếp với các hợp đồng thông minh của Vending Machine.

Cryptoday - Na_ng_ca_p_NU_KEEP_tha_nh_T_uvZpRnH9ql_2023051504.jpg 

Cryptoday - Na_ng_ca_p_NU_KEEP_tha_nh_T_GebqjyaBhl_2023051504.jpg

Roadmap của Threshold Network

Ngày 11/2/2022, Threshold thông báo về lộ trình tBTC v2 năm 2022. tBTC v2 mang đến cơ hội độc đáo cho những người nắm giữ Bitcoin để tham gia vào DeFi và trải nghiệm vũ trụ web3 đang ngày càng phát triển - mà không cần chuyển giao khóa riêng tư cho bất kỳ ai.

Lộ trình tBTC v2 năm 2022:

  • Ra mắt Staking và DAO của Threshold Network: Tháng 1.
  • Kiểm định tBTC v2 bởi Trail of Bits và Least Authority: Từ tháng 4 đến tháng 6.
  • Ra mắt tBTC v2 trên Ethereum: Tháng 6.
  • Thông báo về các tích hợp và đối tác chính: Quý 3.
  • Mở rộng tBTC v2 sang các nền tảng L1 và L2 khác: Quý 4.

Hiện tại, dự án vẫn chưa công bố Roadmap năm 2023. 

Phần thưởng cho việc stake token T

Threshold hỗ trợ nhiều module yêu cầu người vận hành node cung cấp các dịch vụ khác nhau. Các dịch vụ khác nhau này sẽ được phát hành dưới dạng các module và staker có sự linh hoạt để chọn module nào mà họ muốn cung cấp. 

Ví dụ, các node PRE có thể được cung cấp dịch vụ thông qua module PRE, trong khi tBTC v2 dự kiến ​​sẽ được cung cấp dịch vụ thông qua nhiều module như random beacon và ECDSA signing.

Phần thưởng cho việc cung cấp tất cả các module trên mạng ban đầu được đặt là 15%. Số phần trăm 15% này sẽ được chia thành các module khác nhau tùy thuộc vào phân bổ sẽ được xác định thông qua quản trị, cụ thể là quyền tự do của Council (Hội đồng). 

Ví dụ, nếu Council quyết định sự phân chia nên là 3%, 5% và 7% giữa PRE, random beacon và ECDSA tương ứng, thì một người vận hành node chỉ chạy một node PRE sẽ nhận được tỷ lệ phần thưởng là 3%, trong khi nếu họ cung cấp tất cả ba module thì tỷ lệ phần thưởng là 15%.

Coreteam của Threshold Network là ai?

Thành viên dự án gồm có: 

  • Co-Founder: MacLane Wilkison, Michael Egorov
  • Core Team: Amrit Kumar, Steven Waterhouse, Sasha Tanase, David Nuñez,...

Nhà đầu tư và đối tác của Threshold Network

Threshold không tiết lộ thông tin về các nhà đầu tư và vòng gọi vốn của dự án. Tuy nhiên, với việc NuCypher và Keep Network đã sáp nhập thành Threshold, dự án T sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ danh sách nhà đầu tư và các vòng gọi vốn từ hai dự án trước đó. 

Điều này đảm bảo rằng Threshold có sự liên kết mạnh mẽ với các nhà đầu tư và các cộng đồng từ cả NuCypher và Keep Network, mang lại lợi ích lớn cho sự phát triển và thành công của dự án trong tương lai.

Tại sao Threshold Network lại sáp nhập Keep và NuCypher?

Mở an toàn hàng triệu BTC để tham gia vào DeFi và web3 là một nhiệm vụ lớn. Đó là lý do tại sao nhóm phát triển đã thực hiện việc sáp nhập trên chuỗi đầu tiên giữa hai mạng lưới - Keep và NuCypher - để ra mắt Threshold từ đầu năm. 

Nhờ vào sáp nhập này, hàng ngàn người stake độc lập sẽ đảm bảo an toàn cho tBTC v2 và kiếm phí từ việc làm đó. Khi tBTC v2 mở rộng, cơ hội kiếm thu nhập cho những người stake cũng tăng lên một cách mũ exponential, đồng thời mở rộng mạng lưới và sự chấp nhận của tBTC v2 theo một quy luật tương đồng có lợi.

Threshold Network gồm những thành phần nào?

Dự án Threshold bao gồm các thành phần chính sau đây hoạt động cùng nhau:

tBTC v2: Đây là một giao thức an toàn và phi tập trung cho phép bọc Bitcoin (BTC) một cách không cần cấp phép, cho phép người sở hữu Bitcoin sử dụng tài sản của mình trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi). Giao thức này đảm bảo tính an toàn và cho phép các giao dịch không cần sự can thiệp của một bên giữ tài sản.

Proxy Re-encryption (PRE): Đây là một giao thức mã hóa đầu cuối, có khả năng mở rộng, giúp các ứng dụng xử lý dữ liệu đã được mã hóa mà không cần tiết lộ nội dung. Giao thức này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự riêng tư và an ninh của dữ liệu trong quá trình xử lý.

Threshold DAO: Threshold DAO là tổ chức tự trị có ba cơ quan chính: Token Holder DAO, Staker DAO và Elected Council. 

  • Staker DAO có quyền quyết định lớn nhất trong dự án, đặc biệt trong việc quyết định về các vấn đề liên quan đến việc tham gia staking. 
  • Token Holder DAO quản lý nguồn kinh phí, phát hành token và có quyền thực hiện các thay đổi về quản trị. 
  • Elected Council được bầu cử và có quyền đặt phần thưởng cho người tham gia staking và có quyền phủ quyết các đề xuất quan trọng. Tổ chức này đảm bảo sự đại diện và tính minh bạch trong quyết định và quản trị của dự án.
 Threshold DAO của Threshold Network
Threshold DAO

Các kênh truyền thông của Threshold Network

  • Twitter: https://twitter.com/thetnetwork
  • Discord: https://discord.gg/threshold
  • Youtube: https://youtu.be/8MzE_FG67Z8
  • Github: https://github.com/threshold-network
  • Reddit: https://www.reddit.com/r/thresholdnetwork
logoMẠNG XÃ HỘI TIN TỨC BLOCKCHAIN, CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH SỐĐịa chỉ: Tầng 6, Toà nhà ADG, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 024 6687 6797 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Minh

Giấy phép số: 497/GP - BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2022
© 2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc về Cryptoday Việt Nam
Tải ứng dụng Cryptoday
downloaddownload