Vào ngày 20/4, Diễn đàn Kinh tế Thế Giới (WEF) đã xuất bản 1 video về Crusoe Energy Systems, công ty khai thác Bitcoin có trụ sở tại bang Colorado. Trong video, WEF giới thiệu công nghệ được sử dụng tại công ty này, đồng thời ngụ ý hoạt động khai thác Bitcoin đem lại lợi ích cho môi trường. WEF đã cung cấp nhiều hình ảnh và tư liệu về hoạt động khai thác Bitcoin nhưng không một lần đề cập hay chú thích rõ ràng cho khán giả.

Ông Chase Lochmiller, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Crusoe Energy Systems, giải thích cách công ty xây dựng và vận hành nhiều thiết bị xử lý và tái sử dụng lượng khí thải phát sinh do hoạt động khai thác Bitcoin. Sau khi được đăng tải, video của WEF đã thu hút sự chú ý của một số người nổi tiếng trong lĩnh vực tiền điện tử. Ngày 23/4, tỷ phú Bitcoin Michael Saylor, đồng sáng lập công ty MicroStrategy, đăng tải bài viết trên Twitter chia sẻ với hơn 3 triệu người theo dõi. Ông Saylor phát biểu: "Ngay cả WEF cũng đã hiểu được lợi ích của hoạt động khai thác Bitcoin đối với môi trường".
Tìm hiểu thêm: Khai thác Bitcoin có thể ổn định lưới điện, tạo ra hàng nghìn việc làm.
Cũng trong ngày 23/4, Giám đốc của Hội đồng Blockchain Texas là bà Kristine Cranley nhận xét video của WEF không có đến 1 lần đề cập về Bitcoin. Một người dùng Twitter đã phản hồi ý kiến của bà Cranley. Người này cho biết WEF không đề cập đến Bitcoin vì quan điểm trước đây: thay đổi mã Bitcoin từ bằng chứng công việc (PoW) sang bằng chứng cổ phần (PoS). Lý do được WEF đưa ra ở thời điểm đó là tác động tiêu cực tới môi trường.
Theo một nghiên cứu của tạp chí khoa học Joule, mỗi năm hoạt động khai thác Bitcoin sản sinh 22 đến 22,9 triệu tấn khí thải CO2. Giáo sư Neal Koblitz của Đại học Washington nhận xét: “Bitcoin đáng lẽ ra phải được khai thác phi tập trung. Tuy nhiên, trên thực tế, việc khai thác lại chủ yếu tập trung tại các khu vực khai thác khổng lồ”.
Thợ đào muốn khai thác Bitcoin sẽ phải sắm cho mình những thiết bị đào là các siêu máy tính, tiêu tốn rất nhiều điện năng. Không những thế, chỉ có 25,1% lượng điện năng mà các trung tâm khai thác Bitcoin sử dụng thân thiện với môi trường. Khai thác Bitcoin trở thành cái gai trong mắt nhiều quốc gia do lượng điện tiêu thụ và lượng phát thải lớn.
Xem thêm tất cả những bài viết về khai thác Bitcoin ở đây.

Một giao dịch Bitcoin thường mất vài phút để hoàn thành. Khí thải của 1 giao dịch tương đương với mức tiêu thụ điện trung bình của một gia đình Mỹ trong suốt hơn 30 ngày. Hằng năm, lượng khí thải CO2 do khai thác Bitcoin tạo ra tương đương với 114 megaton (đương lượng nổ trong vũ khí hạt nhân) ở Cộng hòa Séc. Mức tiêu thụ điện năng của Bitcoin là 200 terawatt/giờ, tương đương mức tiêu thụ của Thái Lan.
Vào tháng 10/2022, Crusoe Energy Systems mở rộng hoạt động khai thác Bitcoin thông qua thương vụ mua lại công ty Great American Mining. Sản lượng khai thác của Crusoe đã tăng hơn 10 megawatt (MW) sau thương vụ này. Ngoài ra, khoảng 4.000 máy đào Bitcoin ASIC cũng nằm trong thỏa thuận mua bán.
Trước đó, vào tháng 6/2022, Crusoe Energy Systems đã công bố thỏa thuận hợp tác với chính phủ Oman. Đây là quốc gia xuất khẩu 21% sản lượng khí đốt và đang hướng đến không sử dụng tài nguyên này vào năm 2023. Công ty Crusoe mở văn phòng tại thủ đô Muscat của Oman đồng thời lắp đặt thiết bị để thu gom khí thải và tái sử dụng chúng trong hoạt động khai thác tiền số.