Thương hiệu nào trên thế giới chấp nhận tiền điện tử?
Kể từ khi Bitcoin lập đỉnh vào năm 2021, tiền điện tử đã trở thành phương tiện thanh toán và giao dịch của nhiều thương hiệu từ tài chính, công nghệ, du lịch đến ô tô, thời trang,...
Được Satoshi Nakamoto ra mắt công chúng vào năm 2009, một năm sau, lần đầu tiên Bitcoin (BTC) được sử dụng trong mua bán hàng hóa. Đó là 2 chiếc Pizza với giá 10.000 BTC, tương đương với 25 USD ở thời điểm đó. 14 năm đã trôi qua, Bitcoin đã trở thành đồng tiền điện tử lớn nhất thị trường tính về giá trị vốn hóa. Điều này đã chứng minh mức độ ưa thích của nhà đầu tư dành cho nó. Không chỉ có vậy, Bitcoin cùng một số đồng tiền số khác đã trở thành phương tiện thanh toán ở nhiều cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ đến các công ty kinh doanh có tiếng. Hãy cùngCryptodaytìm hiểu về các thương hiệu ở lĩnh vực khác nhau chấp nhận tiền điện tử và có phương thức áp dụng như thế nào.
Ngành thời trang
Đóng góp một phần không hề nhỏ vào vào công cuộc chấp nhận tiền điện tử trên toàn cầu phải kể đến các nhà mốt nổi tiếng. Vậy vì sao các đại gia hàng hiệu lại thi nhau mở đường cho tiền số? Đầu tiên là do họ muốn khai phá tiền năng của công nghệ mới như Blockchain. Từ đó, các thương hiệu thời trang có thể tiếp cận và nắm bắt nhu cầu của tệp khách hàng mới.
Tiếp đó là nhà mốt muốn dùng tiền điện tử như một công cụ để xâm chiếm và đứng đầu không gian vũ trụ ảo (Metaverse). Nhờ đó, họ có thể mở các cửa hàng ảo, khách hàng thỏa sức mua sắm và dễ dàng thanh toán xuyên biên giới. Cuối cùng là các thương hiệu thời trang muốn chiếm được lòng Gen Z, thế hệ sinh ra trong thời đại của Internet. Nhóm khách này cập nhật công nghệ rất nhanh và có ảnh hưởng lớn trên thị trường hành hiệu hiện nay.
Tên thương hiệu thời trang
Thời gian và địa điểm áp dụng tiền số
Số lượng tiền điện tử được chấp nhận
Tập đoàn quốc tế Philipp Plein.
Tháng 8/2021, Philipp Plein (Thụy Sĩ) trở thành tập đoàn thời trang đầu tiên trên thế giới chấp nhận tiền điện tử.
Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền số tại tất cả cửa hàng và nền tảng thương mại điện tử của Plein.
Plein giao dịch với 24 loại tiền điện tử, gồm Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH),TRON, USDC,...
Thương hiệu thời trang đường phố xa xỉ Off-White (Ý).
Giữa tháng 4/2022, áp dụng thanh toán tiền số tại các cửa hàng lớn ở Paris, London và Milan
Ngày 28/6/2022, Breitling đã thêm dịch vụ thanh toán tiền điện tử của BitPay vào trang web của mình
Bitcoin.
Nhà bán lẻ thời trang trực tuyến Farfetch Platform Solutions.
Đầu tháng 11/2022, trình làng nền tảng “Stadium Goods” cho phép khách hàng mua sắm và thanh toán bằng tiền điện tử.
Trả tiền bằng việc quyets mã QR trên cổng Triple A.
Hỗ trợ 6 loại tiền số: BTC, ETH, USDC,...
Trên đây là những tên tuổi đình đám của làng thời trang thế giới coi tiền điện tử là một trong những phương thức thanh toán chính. Còn những cái tên khác như: Dolce & Gabbana, Tiffany, Lacoste, McLaren, Hermès, Louis Vuitton, Vogue,... dù đã đặt chân vào không gian Metaverse hay NFT nhưng vẫn chưa rục rịch bất cứ kế hoạch nào liên quan đến tiền số.
Ngành công nghiệp thực phẩm
Nhanh chân hơn các nhà mốt thời trang rất nhiều, từ năm 2013, các công ty thực phẩm đã đưa tiền điện tử vào thanh toán.
Tên
Thời gian và địa điểm áp dụng tiền số
Số lượng tiền điện tử được chấp nhận
Thương hiệu thức ăn nhanh của Mỹ - Subway (tên khác: Doctor's Associates Inc.).
Năm 2013, Subway trở thành công ty đầu tiên trong ngành công nghiệp thực phẩm chấp nhận tiền số.
Tháng 4/2020, lên kế hoạch thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc (e-CNY).
BTC.
Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh Burger King (Mỹ).
Tháng 6/2017, hỗ trợ thanh toán Bitcoin tại Nga.
Năm 2019, áp dụng thanh toán tiền số tại Đức.
Ngày 27/7/2021, chấp nhận thanh toán thức ăn cho chó bằng Dogecoin ở Brazil.
BTC, DOGE
Thương hiệu cà phê nổi tiếng của Mỹ - Starbucks.
Từ năm 2019.
Thanh toán bằng cách nạp tiền điện tử vào thẻ Starbucks.
Tháng 4/2020, Starbucks trở thành 1 trong những cái tên thử nghiệm e-CNY do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) lựa chọn.
BTC, ETH.
Công ty Yum! Brands, Inc.
Yum Brands là công ty điều hành KFC, Pizza Hut, Taco Bell và The Habit Burger Grill.
Năm 2020, Yum Brands đã cho phép Bitcoin làm phương thức thanh toán hợp lệ tại Pizza Hut Venezuela
KFC Canada thanh toán tiền số quan Bitpay.
Bitcoin.
Thương hiệu nước ngọt có ga Coca-Cola.
Tháng 6/2020.
Hợp tác với công ty khởi nghiệp Centrapay, để tiến hành lắp đặt hệ thống thanh toán bằng tiền điện tử tại khoảng 1.200 máy bán hàng tự động của Coca-Cola.
Người dùng trả tiền bằng cách quét mã QR trên ví tiền số Sylo của Centrapay.
Bitcoin.
Thương hiệu đồ ăn nhanh theo phong cách Mexico - Chipotle (Mỹ).
Tháng 6/2022, hợp tác với nền tảng thanh toán kỹ thuật số Flexa.
Áp dụng tại 3.000 nhà hàng trên khắp nước Mỹ.
98 loại tiền điện tử, trong đó có BTC và ETH.
Tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh McDonald's (Mỹ).
Tháng 4/2020, McDonald's trở thành 1 trong những cái tên thử nghiệm e-CNY do PBoC lựa chọn.
BTC, USDT.
Sản xuất ô tô
Tên
Thời gian và địa điểm áp dụng tiền số
Số lượng tiền điện tử được chấp nhận
Công ty Rolls-Royce Holdings (Anh).
Tháng 9/2018, Rolls-Royce Motor Cars Houston (Texas, Mỹ) là đại lý đầu tiên trên đất Mỹ và cũng là đại lý đầu tiên trên thế giới chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử.
Khách hàng thanh toán qua ví Bitpay.
BTC.
Nhà sản xuất siêu xe thể thao cao cấp Automobili Lamborghini S.p.A (Ý).
Ngày 8/1/2021, thanh toán bằng tiền điện tử ở đại lý Lamborghini, thành phố Newport Beach, California
BTC.
Công ty sản xuất ô tô điện Tesla (Mỹ).
Tháng 2/2021, tỷ phú Elon Musk cho phép khách hàng mua xe ô tô Tesla bằng Bitcoin nhưng 3 tháng sau đã cho dừng loại hình thanh toán này do lo ngại các vấn đề môi trường đến từ việc đào tiền số.
Tháng 2/2022, áp dụng thanh toán bằng Dogecoin tại các trạm sạc xe điện Tesla tại Hollywood
BTC, DOGE.
Hyundai (Hàn Quốc).
Tháng 3/2021, đại lý ô tô HGrey ở Quebec, Đức chấp nhận thanh toán BTC cho ô tô Hyundai.
BTC.
Hãng sản xuất ô tô General Motors (Mỹ).
Áp dụng từ tháng 4/2021.
BTC.
Các công ty ở lĩnh vực khác
Tên
Thời gian và địa điểm áp dụng tiền số
Số lượng tiền điện tử được chấp nhận
Nhà bán lẻ Overstock (Mỹ).
Chấp nhận thanh toán tiền điện tử từ tháng 1/2014.
BTC.
Tập đoàn đa quốc gia Microsoft (Mỹ).
Chấp nhận từ tháng 12/2014.
Áp dụng cho các nội dung kỹ thuật số khác từ Windows, Window Phone, Xbox Games, Xbox Music hoặc Xbox Video Stores.
BTC.
Hãng hàng không của Latvia - airBaltic.
Áp dụng từ năm 2014.
Đến năm 2021, chấp nhận thêm Dogecoin và Ethereum.
BTC, ETH, DOGE.
Công ty mỹ phẩm thủ công Lush (Anh).
Năm 2017, Lush trở thành công ty mỹ phẩm đầu tiên trên thế giới cho phép người dùng thanh toán bằng tiền số qua ví Bitpay.
BTC.
Công ty mua sắm du lịch trực tuyến của Mỹ - Expedia.
Tháng 9/2017, Expedia chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin nhưng đến tháng 7/2018 hủy bỏ dịch vụ này.
BTC.
Tập đoàn viễn thông hàng đầu nước Mỹ AT&T.
Chấp nhận từ tháng 5/2019 thông qua nền tnagr Bitpay.
BTC.
công ty Hill Helicopters.
Từ ngày 8/3/2021, hợp tác với sàn CoinCorner, cho phép khách hàng mua máy bay trực thăng bằng Bitcoin.
BTC.
Nền tảng đặt phòng du lịch Travala.
Tháng 12/2021, chấp nhận thanh toán bằng Shiba Inu cho 3 triệu sản phẩm du lịch trên toàn cầu.
SHIB.
Công ty đại chúng Mỹ - Walmart.
Tháng 4/2022 chấp nhận tiền số.
BTC.
Chuỗi hệ thống bán lẻ Reliance Retail (Ấn Độ).
Áp dụng từ tháng 2/2023, tại các cửa hàng ăn uống Freshpik của Reliance Retail trên khắp Ấn Độ.
Người tiêu dùng sẽ quét mã QR để thanh toán tại cửa hàng.