SEC giáo dục nhà đầu tư cách tiếp cận thận trọng đối với tiền điện tử
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) mới đây đã công bố một loạt các sự kiện giáo dục nhắm mục tiêu đến các cộng đồng ít kiến thức về tiền điện tử. Những người tham gia sẽ được dạy để thận trọng hơn đối với lĩnh vực này. Chính sách hà khắc với tiền điện tử đang mang đến những tin không vui cho SEC. Ngày 18/4 sắp tới, Chủ tịch SEC Gary Gensler bị điều trần. Ông Gensler sẽ phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi về cách tiếp cận của SEC với hệ sinh thái tiền điện tử.

Ngày 3/4, trong nỗ lực nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân Mỹ, SEC thông báo sẽ tiếp cận với các nhóm đối tượng: học sinh trung học, quân nhân, nhà đầu tư lớn tuổi và người Mỹ bản địa. Ngoài ra, nhóm đối tượng này sẽ được dạy cách sử dụng tiền điện tử để không trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo. Trong thông báo, SEC cũng đã trích dẫn một cảnh báo từ ngày 23/3. SEC đã kêu gọi mọi người thận trọng khi xem xét đầu tư vào các dự án tiền điện tử, nhất là các dự án đủ điều kiện là chứng khoán: “Số tiền duy nhất bạn nên mạo hiểm với bất kỳ khoản đầu tư mang tính đầu cơ nào là số tiền mà bạn sẵn lòng để mất hoàn toàn”.
Tỷ phú Elon Musk đổi biểu tượng Twitter thành Dogecoin
Vào ngày 3/4, mạng xã hội khổng lồ Twitter đã thay đổi biểu tượng “chim xanh truyền thống” thành meme phổ biến Dogecoin. Chỉ 2 ngày trước đó, tỷ phú Elon Musk, Giám đốc điều hành của Twitter và Tesla, đã yêu cầu một thẩm phán Mỹ bác bỏ vụ kiện trị giá 258 tỷ USD. Vụ kiện do các nhà đầu tư đệ trình, cáo buộc hoạt động của một kế hoạch lừa đảo để quảng bá Dogecoin.
Ngay sau khi thay đổi biểu tượng, Musk đã tweet meme Dogecoin, ngụ ý rằng sự thay đổi sẽ diễn ra trong một thời gian. Lý do đằng sau sự thay đổi biểu tượng Twitter một phần có thể là do cuộc trò chuyện với quản trị viên của r/WallStreetBets SubReddit nổi tiếng trên Twitter. Chủ tịch WSB nói: “Hãy đổi biểu tượng con chim thành Doge”. Tỷ phú Elon Musk sau đó đã phản hồi: “Haha, điều đó sẽ thật tuyệt”.
Dogecoin tăng mạnh sau tin tức này, với giá của nó tăng hơn 22% trong một giờ lên 0,09784 USD. Sự thay đổi biểu tượng sang Dogecoin diễn ra trên toàn nền tảng. Twitter theo ước tính có 360 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, chưa tính khách truy cập vào nền tảng. Các luật sư của Elon Musk lập luận rằng các bức ảnh hài hước và những lời ủng hộ các dự án trên Twitter của thân chủ không bị coi là lừa đảo.
Walmart sử dụng AI dọn dẹp hơn 5.000 cửa hàng và nhà kho
Hiện tại, Walmart đang ở hữu cho mình tổng cộng 4.700 cửa hàng cũng 600 kho hàng hóa có tên “Sam’s Club”. Tính đến nay, Sam’s Club đã có hơn 6.000 sản phẩm với diện tích mỗi kho là 41.500m2. Tất cả những kho hàng này đều sử dụng những robot được điều khiển hoàn toàn bằng AI. Ngoài công việc dọn dẹp, chúng sẽ ghi lại bằng hình ảnh các mặt hàng đang thiếu trên kệ theo thời gian thực. Mỗi ngày, robot lau nhà có thể chụp tới 20 triệu bức ảnh.
Nhà chức trách Hàn Quốc tịch thu 160 triệu USD từ nhân viên Terraform Labs
Ngày 3/4, hãng tin KBS thông báo các nhà chức trách Hàn Quốc đã tịch thu khoảng 210 tỷ won (160 triệu USD ở thời điểm xuất bản) tài sản có giá trị liên quan đến các nhân viên cũ của Terraform Labs, chủ yếu ở dạng bất động sản. Các công tố viên quận Nam Seoul đã nắm quyền kiểm soát các ngôi nhà và tài sản thuộc sở hữu của cựu phó chủ tịch Terra Kim Mo và một giám đốc điều hành giấu tên trị giá lần lượt khoảng 60 và 31 triệu USD.

Người phát ngôn của nhóm công tố cho biết: “Chúng tôi vẫn đang điều tra tình trạng sở hữu tài sản của các nghi phạm. Trong tương lai, chúng tôi có kế hoạch bảo vệ tài sản đã được xác nhận để thu hồi số tiền phạm tội và bồi thường thiệt hại”. Hành động của nhóm công tố viên được cho là nhằm ngăn chặn những cựu nhân viên của Terra bán tài sản, nhằm đảm bảo chúng là một phần của thủ tục tố tụng hình sự.
Vào tháng 11/2022, các nhà chức trách đã thực hiện các biện pháp tương tự bằng cách tịch thu nhà của Daniel Shin ở Seoul. Ngoài ra, họ vẫn đang điều tra các tài sản khác có liên quan đến người đồng sáng lập Terra. Đầu tháng 3, công ty Wintermute tìm ra bóng ma khiến hệ sinh thái Terra sụp đổ.
Bakkt hoàn tất thương vụ mua lại Apex Crypto trị giá 200 triệu USD
Vào ngày 3/4, nền tảng công nghệ Blockchain Bakkt thông báo đã hoàn tất việc mua lại sàn giao dịch Apex Crypto LLC. Ra mắt vào năm 2019, Apex Crypto là một nền tảng giao dịch tích hợp; xử lý các dịch vụ thực thi, thanh toán bù trừ, lưu ký, cơ sở chi phí và thuế cho 30 khách hàng. 12,5 tỷ USD giao dịch tài sản kỹ thuật số đã được thực hiện thông qua Apex Crypto. Vào tháng 11/2022, Bakkt cho biết sẽ trả 55 triệu USD tiền mặt và cổ phiếu (trị giá khoảng 145 triệu USD vào thời điểm đó), cho thỏa thuận này.

Gavin Michael, Giám đốc điều hành của Bakkt, phát biểu: "Thương vụ mua lại này đánh dấu một chương mới thú vị cho Bakkt, thúc đẩy đáng kể các phần trong lộ trình tiền điện tử. Nó giúp chúng tôi tiếp cận với 5,8 triệu tài khoản hỗ trợ tiền điện tử và tiếp tục khẳng định Bakkt là nhà cung cấp tiền điện tử hàng đầu".
Bakkt hy vọng thương vụ này sẽ thúc đẩy lợi nhuận của công ty thông qua việc tăng tốc sản phẩm, đa dạng hóa doanh thu và giảm thiểu chi phí. “Thương vụ sáp nhập sẽ mở ra những cơ hội mới thu hút thế hệ người tiêu dùng tiếp theo, chẳng hạn như phần thưởng bằng tiền điện tử, cũng như tiềm năng thâm nhập thị trường quốc tế thông qua các đối tác”, công ty viết trong thông báo của mình.
Nhật Bản cảnh báo đỏ 4 sàn tiền số hoạt động không giấy phép
Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (FSA) đã gửi một bức thư cảnh báo đến 4 sàn giao dịch tiền điện tử vì không có giấy phép hoạt động. FSA đã cảnh báo Bybit, Bitget, BitForex và MECX Global vì không có giấy phép hoạt động tại Nhật Bản. Trước đó, vào năm 2020, FSA đã đưa ra những quy định mới, yêu cầu các sàn giao dịch tiền điện tử phải đăng ký, xin giấy phép hoạt động tại Nhật Bản.
Ví điện tử KuCoin đổi tên sau khi tách ra từ sàn giao dịch KuCoin
Ngày 3/4, ví phi tập trung KuCoin Wallet thông báo đổi tên thành Halo Wallet và ra mắt một hệ sinh thái SocialFi mới. Halo Wallet đã nhận được tài trợ mới từ một số nhà đầu tư như KuCoin Ventures, IDG, HashKey Capital và các đối tác chiến lược Web3 khác. Việc đổi thương hiệu nhằm mục đích mở rộng trọng tâm của Halo Wallet từ ví Web3 sang hệ sinh thái SocialFi rộng lớn hơn. Halo Wallet tích hợp nhiều giao thức truyền thông xã hội trên và ngoài chuỗi, chẳng hạn như Lens và Twitter. Mục đích là để tạo hệ thống nhận dạng phi tập trung (DID) Web3 và tương tác với những người dùng nổi tiếng có ảnh hưởng.
Trong tương lai, Halo Wallet có kế hoạch chuyển dần quyền quản trị hệ sinh thái SocialFi cho cộng đồng thông qua một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Theo công ty, việc triển khai mô hình quản trị DAO hứa hẹn sẽ thúc đẩy một số lượng lớn các nhà đổi mới, người dùng trong việc khám phá các mô hình tài chính mới và cơ hội giao dịch; từ đó thúc đẩy một hệ sinh thái SocialFi tích cực.