Chiếc tivi (TV) được nói đến của LG có thể thiết lập kết nối với máy chủ thị trường NFT, nhận và hiển thị các tác phẩm nghệ thuật để xem trước, đồng thời thực hiện giao dịch mua NFT thông qua ví tiền điện tử Wallypto đã được kết nối với TV.
Từ tháng 9/2022, LG đã bắt đầu triển khai đưa NFT lên TV thông qua việc phát hành thị trường Art Lab (phòng thí nghiệm nghệ thuật) được kết nối với Hedera Network. Hedera hoạt động như một sổ cái phân tán công khai mã nguồn mở, sử dụng cơ chế đồng thuận của hàm băm. Các dịch vụ mạng của Hedera gồm các hợp đồng thông minh dựa trên Solidity, cũng như các dịch vụ đồng thuận và token hóa gốc được sử dụng để xây dựng các ứng dụng phi tập trung.
Xem thêm: Gã khổng lồ điện tử LG mang trải nghiệm vũ trụ ảo qua màn hình TV
Từ năm 2020, công ty điện tử LG đã gia nhập Hội đồng quản trị Hedera Hashgraph và trở thành thành viên thứ 14. LG cũng là một trong số 39 người chạy nút thực hành để quản lý sổ cái công khai cấp doanh nghiệp Hashgraph. Hashgraph là một giải pháp thay thế cho các nền tảng chuỗi khối, được Google, IBM, Boeing và Đại học College London mua lại.

Việc nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho thấy, sản phẩm của LG có tiềm năng đáp ứng nhu cầu liên tục của người tiêu dùng đối với NFT trong tương lai. Điều này cũng là dấu hiệu cho thấy động lực kinh doanh TV giao dịch NFT của LG.
Động thái nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho thấy LG nhận thấy nhu cầu liên tục của người tiêu dùng đối với NFT trong tương lai và nhận thấy một trường hợp kinh doanh để làm cho chúng dễ tiếp cận hơn. Được biết, TV của LG đã “công chiếu” bộ sưu tập NFT đầu tiên thuộc sản phẩm của nhà điêu khắc Barry X Ball.
Trước đó, LG cũng tuyên bố mối quan hệ hợp tác với Oorbit, công ty vận hành một nền tảng Metaverse. Cả hai đối tác cùng nhau đưa thế giới ảo lên TV, giúp liên kết thế giới ảo với nhau và các nhà phát triển cũng như thương hiệu dễ dàng đưa thương hiệu của họ vào Metaverse.

Người dùng có thể trải nghiệm trong Metaverse thông qua các trò chơi tương tác, tham gia buổi hòa nhạc chỉ bằng một nút ẩn trên TV. Danh tính kỹ thuật số của người dùng sẽ được bảo mật tuyệt đối.
LG ra đời vào năm 1958, là một doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc và dần vươn ra thế giới với những sản phẩm công nghệ như tivi, điện thoại, tủ lạnh,... suốt nhiều thập kỷ phát triển, đế chế công nghệ này đã cải tiến các sản phẩm của mình để không bị thụt lùi với thời đại. Đặc biệt, trước cuộc đua Metaverse và tài sản kỹ thuật số, LG nhanh chóng nắm bắt thời cơ để cạnh tranh với các “ông lớn” trên thị trường.
Ngoài LG, đối thủ của công ty là Samsung cũng tiến vào vũ trụ thế giới ảo và lĩnh vực tiền điện tử. Tháng 8/2022, Samsung đã hợp tác với Theta Labs và các đối tác khác để cho ra mắt hệ sinh thái NFT trên điện thoại di động Galaxy Fold 4.
Tháng 2/2022, Theta Networks và Samsung cũng hợp tác tích hợp NFT trên máy tính bảng Galaxy S22 và S8. Không chỉ vậy, Samsung còn cung cấp dịch vụ mua sắm ngay tại nhà qua ứng dụng vũ trụ ảo, cho phép khách hàng trải nghiệm các sản phẩm đồ gia dụng.