Gần đây, các thành viên thuộc cộng đồng Terra Classic đã thảo luận về kế hoạch tái sinh dự án USTC sau gần xảy ra sự cố. Mọi người có ý định mua lại token, dịch vụ stake và phí phân kỳ chốt thuật toán để từng bước khởi động lại stablecoin USTC.
Thành viên của Terra Classic, có tên là RedlineDrifler cho biết, cơ chế phân kỳ sẽ có mức phí dao động từ 0% - 100% và mức độ chênh lệch giá khoảng 50% giữa giá cố định và giá thị trường của USTC. Khoản phí này sẽ được người dùng chi trả khi họ mua USTC.
Những khoản phí thu về sẽ được sử dụng để mua lại USTC và duy trì chốt, song song với đó là triển khai trên tất cả các cặp giao dịch USTC trong và ngoài chuỗi.
Theo RedlineDrifler, cộng đồng Terra Classic sẽ tạo nên một module (mô -đun) saving/stake cho USTC,thời gian khóa từ 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng theo tỷ lệ phần thưởng tăng lên. Mục đích của việc tạo ra mô-đun là nhằm đưa USTC ra khỏi nguồn cung lưu thông, nhằm đẩy nhanh các nỗ lực giúp giá USTC sớm phục hồi.
Xem thêm: Bất chấp Do Kwon bị truy nã, Terra tham vọng đưa Luna 'lên đỉnh'
Các thành viên cũng nhắc đến quan điểm của tỷ phú Changpeng Zhao, CEO sàn giao dịch Binance khi đồng tình với Do Kwon về sự cố sập ngân hàng khiến USDC trượt giá. Còn nhớ vào tháng 3, liên tục các vụ sập ngân hàng thân thiện với tiền điện tử đã khiến cho nhiều công ty đối tác lao đao. Ngày 11/3, công ty phát hành stablecoin USDC của Circle đã mắc kẹt 3,3 tỷ USDC tại ngân hàng Silicon Valley (SVB).

Trước tâm lý lo sợ, nhiều công ty đã hợp tác với Circle đã bán tháo lượng USDC của mình, khiến stablecoin này mất giá trị. Cả cựu CEO Do Kwon của Terra và Changpeng Zhao của Binance đã chỉ trích các ngân hàng đã làm gia tăng độ rủi ro cho stablecoin.
Vào ngày 11/3, Circle bị mắc kẹt khoảng 3,3 tỷ USD và tiết lộ rằng ngân hàng Silicon Valley (SVB) đã không xử lý yêu cầu rút tiền trên của mình. Sau đó, nhiều người dùng đã bán bớt lượng USDC mình đang nắm giữ, khiến đồng tiền neo giá theo đồng đô la Mỹ này bị mất giá trị. Do ngân hàng Silicon Valley có trách nhiệm trực tiếp trong việc làm mất giá đồng USDC, Changpeng Zhao (CZ) đổ lỗi cho các ngân hàng đã làm tăng rủi ro đối với stablecoin.
USDC trượt giá cũng đã gây ra hiệu ứng domino cho các stablecoin khác như DAI, do MakerDAO phát hành, USDD do Tron phát hành hay FRAX, do Frax Finance phát hành. Hệ sinh thái stablecoin đã hứng chịu ảnh hưởng ngay lập tức sau khi USDC giảm giá so với đồng đô la Mỹ. Do lấy USDC làm tài sản thế chấp trong các giao dịch, thế nên stablecoin DAI đã mất đi 7,4% giá trị sau sự cố.
Hệ sinh thái Terra sụp đổ vào tháng 5/2022 và Do Kwon đã chạy trốn khỏi Hàn Quốc và lẩn trốn bất chấp sự truy nã gắt gao của Interpol. Các đồng tiền điện tử như LUNA (Terra), LUNC (Terra Classic) và USTC cũng bốc hơi giá trị cùng thời điểm. Làn sóng bán tháo ồ ạt của các nhà đầu tư khiến cho các dự án tiền điện tử mất giá, nhiều nạn nhân lâm vào cảnh trắng tay.

Đọc thêm: Do Kwon: Phát hiện tài sản được cất giấu ở nơi nhạy cảm
Đến cuối tháng 3 này, Do Kwon đã bị bắt tại Montenegro và đối mặt với 8 tội danh liên quan đến lừa đảo, thao túng thị trường. Theo điều tra của các công tố viên Hàn Quốc, chỉ trong vài tháng ngắn ngủi trước khi công ty đóng cửa, Do Kwon đã gửi tổng cộng 9 tỷ won (3 triệu USD) cho 2 vị luật sư nhằm tẩu tán tài sản.
Chấn động hơn nữa, kết quả chụp X-quang toàn thân cho thấy, Do Kwon được cho là đã giấu chiếc ví lạnh vào vùng xương chậu của mình, chiếc ví thuộc thương hiệu nổi tiếng Trezor. Giới đầu tư cho rằng, rất có thể Do Kwon làm điều này để giấu số Bitcoin đã rút tại Serbia trong thời gian chạy trốn. Trước đó, các nhà lập pháp đã yêu cầu Binance cắt quyền truy cập vào ví điện tử của sàn.
Hiện USTC, LUNC,... của hệ sinh thái Terra Classic đang bị SEC cáo buộc là chứng khoán trái phép. Tuy nhiên, phía luật sư của Do Kwon đang tích cực phản bác, cho rằng cơ quan thẩm quyền này cáo buộc vô lý, vì các token và dự án của Terra không dành cho các nhà đầu tư Mỹ.