Venom Network là gì?
Venom Network là một blockchain Layer 0 được phát triển bởi Venom Foundation và cũng là mạng đầu tiên được cấp giấy phép bởi Trung tâm tài chính quốc tế Abu Dhabi Global Market (ADGM) đang gây xôn xao trong thế giới tiền điện tử.
Động thái mới nhất của họ đòi hỏi khoản đầu tư khổng lồ trị giá 1 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp Web3, đồng thời thiết lập chuỗi khối Layer 0, đóng vai trò là xương sống của mạng lưới ứng dụng Web3 mở rộng trên toàn cầu.
Ngày 25/4 vừa qua, mạng thử nghiệm Venom đã được ra mắt, đánh dấu một bước chuyển mình lớn của dự án. Sau 7 ngày testnet, chuỗi khối Venom đã ghi nhận hơn 220.000 địa chỉ ví được tạo.
Token VENOM là gì?
VENOM là token cơ bản của Venom Network.
Thông tin về token VENOM
- Token: Venom.
- Ký hiệu: VENOM.
- Blockchain: Venom Network.
- Testnet Contract: 0:2c3a2ff6443af741ce653ae4ef2c85c2d52a9df84944bbe14d702c3131da3f14
- Loại token: Quản trị, tiện ích.
VENOM không có nguồn cung tối đa cố định. Token tuân theo mô hình lạm phát, với tỷ lệ lạm phát hàng năm dự kiến là 1%. Tuy nhiên, quỹ Venom đang tìm cách chuyển sang mô hình giảm phát.
Quỹ Venom là một tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm quản lý sự phát triển của chuỗi khối Venom và thúc đẩy việc áp dụng nó.
Token VENOM được phân bổ như thế nào?
Số lượng token ban đầu của blockchain Venom được phát hành trong quá trình ra mắt mainnet là 7.200.000.000 VENOM. Trong số này, 15,5% (1.116.800.000) được mở khóa và có thể sử dụng ngay, còn 84,5% (6.083.200.000) vẫn đang bị khóa. Các token bị khóa bao gồm 10% (720 triệu) của nguồn cung ban đầu dùng để đặt cược của các bên xác thực ban đầu.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm dự kiến là -1% (-72.000.000 VENOM).
Tỷ lệ và số lượng phân bổ cụ thể xem chi tiết ở bảng dưới đây:

Token VENOM được sử dụng để làm gì?
VENOM token được sử dụng để:
- Trả phí giao dịch, giúp duy trì mạng lưới và đền bù cho các người xác thực.
- Đảm bảo an toàn cho mạng thông qua cơ chế bằng chứng cổ phần (PoS).
- Cho phép thành viên mạng lưới hỗ trợ người xác thực qua việc cược DePools.
Token Sales
Hiện tại, vẫn chưa có thông báo chính thức về việc bán token và Airdrop VENOM. Tuy nhiên, whitepaper do nhóm Venom phát hành chỉ ra, 22% nguồn cung token chính sẽ dành cho cộng đồng. Rất có khả năng phần thưởng này sẽ được phân phối thông qua Airdrop cho những người dùng sớm.
Hệ sinh thái Venom có gì?
Hệ sinh thái Venom là trung tâm của nhiều công cụ và dịch vụ nhằm mang lại trải nghiệm người dùng mượt mà và thúc đẩy việc tiếp nhận công nghệ. Dưới đây là một số thành phần cơ bản của hệ sinh thái Venom:
- Venom Wallet: Cho phép người dùng lưu trữ, gửi và nhận VENOM cùng các tài sản kỹ thuật số khác một cách an toàn. Ví có giao diện người dùng trực quan và giúp người dùng dễ dàng quản lý tài sản của họ.
- Venom Scanner: Tương tự như Etherscan, đây là công cụ giám sát cho phép người dùng theo dõi giao dịch và kiểm tra trạng thái chuyển khoản của họ trên mạng, cung cấp dữ liệu thời gian thực về sản xuất khối, thời gian xác nhận giao dịch và các chỉ số quan trọng khác.
- Venom Pools: Đây là giao diện staking của giao thức Venom. Cho phép người dùng stake token VENOM và kiếm phần thưởng bằng cách giúp bảo mật mạng.
- Venom Bridge: Nền tảng chuỗi chéo cho phép chuyển giao tài sản giữa các mạng lưới blockchain.
- Web3World: Đây là một sàn giao dịch phi tập trung cho phép người dùng giao dịch tài sản kỹ thuật số mà không cần đến trung gian.
- Sàn giao dịch NFT: Đây là nền tảng để mua, bán và giao dịch NFT trên chuỗi khối Venom.
Cấu trúc của Venom Network là gì?
Venom blockchain là một hệ thống đa chuỗi khối không đồng nhất với khả năng bảo vệ động bao gồm:

Masterchain
Chuỗi chính là một chuỗi lớp 0, tạo điều kiện phối hợp và giao tiếp giữa các chuỗi công việc, chuỗi phân đoạn và tài khoản.
Workchain
Chuỗi công việc là một chuỗi khối Layer 1 chuyên biệt được bảo mật bởi bộ xác thực toàn cầu.
Khả năng tương tác của Workchain
- Public-to-Public workchains: Hữu ích cho các ứng dụng DeFi, chẳng hạn như trao đổi phi tập trung, cho vay chuỗi chéo,...
- Private-to-Private workchains: Phù hợp với CBDC và thanh toán bằng tiền điện tử. Private-to-Private có thể phục vụ dữ liệu và giao dịch nhạy cảm một cách an toàn và riêng tư, chẳng hạn như thông tin tài chính và cá nhân.
- Public-to-Private workchains: Cho phép tạo ra một hệ thống trong đó hai loại nội dung được kết nối chặt chẽ.
Basechain cho người dùng cuối
Khi ra mắt, Venom blockchain bao gồm hai mạng: Masterchain và Basechain. Basechain là workchain tầng 1 đầu tiên dành cho người dùng cuối, hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung (dApps) và đóng vai trò là nền tảng để thực thi hợp đồng thông minh.
Cả hai mạng đều sử dụng Máy ảo đa luồng (TVM) để thực thi hợp đồng thông minh, trong đó Basechain cung cấp chi phí lưu trữ và thực thi thấp hơn so với Masterchain.
Shardchain
Shardchains có thể được coi là các đơn vị xử lý riêng biệt, mỗi đơn vị có không gian bộ nhớ riêng để thực hiện các tính toán.

Coreteam của Venom Network
- Peter Knez: Cựu Giám đốc Công nghệ (CIO) tại BlackRock và cũng từng là CIO tại Barclays Global Investors.
- Mustafa Kheriba: Thành viên trong Hội đồng Quản trị của Mirabank, Australian Gulf Capital và Evrensel Capital Partners.
Venom Network có quỹ đầu tư nào?
Nhà đầu tư của Venom Foundation là Venom Ventures và Iceberg Capital. Tuy nhiên, hiện chưa rõ số tiền mà hai quỹ này đầu tư cho blockchain Venom.
Roadmap của Venom Network
Giai đoạn 0. Khởi chạy POA
Mục đích của việc chạy chuỗi khối Venom theo chế độ Proof of Authority (POA) là thiết lập một cơ quan trung ương để kiểm soát mạng lưới trong quá trình phát triển và kiểm tra.
Sự kiểm soát tập trung giúp ra quyết định nhanh chóng hơn và giải quyết sự cố hiệu quả hơn nếu có vấn đề phát sinh. Khi mạng lưới được coi là ổn định, có thể chuyển sang cơ chế đồng thuận phi tập trung hơn, như POS, nơi các xác thực viên được cộng đồng bầu chọn.
Lúc đó, người tham gia có khả năng:
- Tạo tài khoản, giữ và chuyển token.
- Cược và nhận token cho người xác thực.
- Triển khai và sử dụng hợp đồng thông minh và dApps.
- Tương tác với Hệ sinh thái Venom.
Điều kiện để chuyển sang giai đoạn tiếp theo:
- Mạng lưới ổn định và hoạt động tốt.
- Đạt được số lượng token mục tiêu được hold bởi các nhà phát triển và người dùng.
- Đủ số lượng người xác thực.
Giai đoạn 1. POS và Quản trị
Tại giai đoạn này, chuỗi khối Venom hướng đến việc chuyển từ chế độ Proof of Authority (POA) sang chế độ Proof of Stake (POS).
Ngoài ra, chuỗi khối Venom cũng hướng đến việc thiết lập cấu trúc quản trị dựa trên cộng đồng để quản lý quá trình ra quyết định của mạng. Lúc đó, người tham gia có khả năng:
- Vận hành các nút xác thực cộng đồng.
- Ủy quyền token để hỗ trợ xác thực thành viên cộng đồng.
- Tham gia chương trình tài trợ cho các nhà phát triển.
- Đề xuất và bỏ phiếu cho các nâng cấp mạng.
Điều kiện để chuyển sang giai đoạn tiếp theo:
- Số lượng nút xác thực cộng đồng và cược mục tiêu đã đạt được.
- Cấu trúc quản trị cộng đồng đã được triển khai và hoạt động tốt.
Giai đoạn 2. Workchains và tương tác
Giai đoạn này của chuỗi khối Venom tập trung vào workchainss và khả năng tương tác. Tại đây, chuỗi khối Venom giới thiệu một khung workchain cho phép các nhà phát triển tạo workchains tùy chỉnh để thực hiện các chức năng cụ thể hoặc hỗ trợ các ứng dụng đặc biệt. Khung công cụ sẽ cung cấp cho các nhà phát triển các công cụ và hạ tầng cần thiết để xây dựng, kiểm tra và triển khai các workchains của họ.
Lúc đó, người tham gia có khả năng:
- Sử dụng khung Workchain để tạo workchains tùy chỉnh.
- Tham gia chương trình tài trợ cho workchains.
- Tận dụng giao thức truyền thông giữa các workchain.
Điều kiện để chuyển sang giai đoạn tiếp theo:
- Khung Workchain đã được phát hành.
- Workchain đầu tiên đã được vận hành.
- Đã thực hiện truyền thông giữa các workchain.
Sau khi khởi chạy workchains, Giai đoạn Khởi chạy đã hoàn thành và chuỗi khối Venom chuyển sang giai đoạn thường được gọi là Giai đoạn Phát triển Liên tục.
Ví lưu trữ VENOM token
Hiện tại, chỉ có thể lưu trữ token VENOM tại Venom Wallet.
Sàn giao dịch của Venom Network
Updating...
Làm sao để tham gia Airdrop của Venom Network?
Bước 1: Tạo ví Venom
- Truy cập trang web chính thức của Venom Foundation bằng liên kết này: https://venom.foundation/;
- Nhấp vào mục "Ecosystem" ở thanh trên cùng và từ danh sách thả xuống chọn "Venom Wallet";
- Ở góc trên bên phải, nhấp vào "Download" và sau đó chọn tùy chọn mà bạn muốn tải xuống ví. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ sử dụng ví tiện ích mở rộng Chrome;
- Trong tab mới, nhấp vào "Add to Chrome" sau đó là "Add extension";
- Nhấp vào "Venom Wallet" trong tiện ích mở rộng Chrome;
- Sau đó, trang web mới sẽ mở ra và bạn cần nhấp vào "Create a new wallet";
- Đọc và chấp nhận chính sách bảo mật;
- Tiếp theo, nhấp vào "Submit";
- Bây giờ, bạn sẽ nhận được một cụm từ seed phrase. Bạn cần lưu trữ cẩn thận và không chia sẻ với bất kỳ ai;
- Sau đó, chỉ cần nhập các cụm từ seed phrase được yêu cầu để xác minh tài khoản của bạn;
- Sau khi xác minh cụm từ seed phrases của bạn, hãy tạo mật khẩu cho ví của bạn;
- Ví của bạn sẽ được thiết lập hoàn tất.
Bước 2: Yêu cầu một số tiền token VENOM thử nghiệm
- Truy cập trang web chính thức của “Chiến dịch Testnet Venom Blockchain” thông qua liên kết này: https://venom.network/tasks;
- Chọn "Connect wallet";
- Nhấp vào "Venom Chrome Extension" sau đó chọn "Connect";
- Nhấp vào "Log in with Twitter";
- Chấp nhận thông báo ủy quyền từ Twitter;
- Nhấp vào "Follow" để chuyển đến Twitter và theo dõi tài khoản @VenomFoundation;
- Bây giờ chọn "Check" để xác minh;
- Nhấp vào "Claim";
- Nhập mật khẩu và chọn "Submit";
- Sau một thời gian, bạn sẽ nhận được các mã thông báo thử nghiệm của mình.
Bước 3: Thực hiện các nhiệm vụ
- Truy cập trang web chính thức của “Chiến dịch Testnet Venom Blockchain” thông qua liên kết này: https://venom.network/tasks;
- Thực hiện càng nhiều nhiệm vụ càng tốt;
- Mỗi nhiệm vụ yêu cầu bạn tương tác với một sản phẩm trong hệ sinh thái Venom.