Venom Network là một Blockchain nền tảng phát triển dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Tài chính Quốc tế Abu Dhabi Global Market (ADGM).
Đội ngũ Venom Network đặt muc tiêu dẫn đầu về tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng. Theo thông tin từ trang chủ dự án, Venom Network đã bước vào giai đoạn testnet hay “chạy thử nghiệm”.
Xem thêm: Venom Network là gì? Hướng dẫn Airdrop token của quỹ Venom
Venom Network Roadmap có gì?
Về cơ bản, roadmap của Venom Network gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Bằng chứng ủy quyền (Proof of Authority) POA
Lúc này, đội ngũ điều hành Venom Network sẽ chiếm quyền kiểm soát tất cả các node của mạng lưới. Khách hàng có thể trải nghiệm nền tảng bằng cách giao dịch token, tạo smart contrat, sử dụng dapps.
- Giai đoạn 2: Bằng cứng cổ phần (Proof of Stake) POS
Venom Network sẽ chuyển sang cơ chế POS để phân quyền, đồng thời bầu chọn các validator. Sau đó, khách hàng sẽ ủy quyền stake cho các validator để nhận phần thưởng hoặc biểu quyết các quyết định nâng cấp mạng lưới.
- Giai đoạn 3: Workchain và mở rộng
Ở giai đoạn này đội ngũ Venom Network sẽ chú trọng workchain và tăng mức độ tương tác. Workchain cho phép các nhà phát triển bên ngoài xây dựng tính năng mới hoặc các ứng dụng đặc biệt. Ngoài ra, dự án sẽ yêu cầu khách hàng tương tác nhiều hơn với workchain.
Venom Network có đang theo đúng roadmap?
Đội ngũ Venom Network không công bố cụ thể thời gian thực hiện mỗi bước trong roadmap. Tuy nhiên, trước đó, Venom tuyên bố triển khai tesnet vào cuối tháng 4.
Đến ngày 25/4, Blockchain Venom chính thức testnet như cam kết. Hiện mạng testnet có tất cả 39 validators và thực hiện thành công 131.687.258 giao dịch sau gần 2 tuần mắt.
Về các sản phẩm của mạng lưới, Venom Blockchain testnet có đồng VENOM với tổng cung tính đến ngày 9/5 là khoảng 7,262 tỷ token.
Các sản phẩm khác của Venom Network bao gồm:
Ví điện tử: Các khách hàng muốn trải nghiệm sớm mạng lưới với hy vọng nhận airdrop trong tương lai có thể sở hữu token VENOM bằng cách tải ví điện tử Venom (Venom Wallet). Ứng dụng ví Venom Wallet đã có sẵn trên Google Play, App Stpore và trình duyệt Chrome.

Các nhiệm vụ testnet trên Venom Network đang khá đơn giản. Sau khi tải ví, người dùng chỉ cần đăng nhập tài khoản mạng xã hội Twitter và nhấn theo dõi kênh Venom Foundation. Kết thúc quá trình, 50 VENOM sẽ được chuyển về Venom Wallet.
Những token này hiện không có giá trị, nhưng có thể dùng để trải nghiệm các tính năng khác trên Blockchain Venom trong tương lai.
Sàn giao dịch NFT: Venom Network cũng đang khởi chạy sản phẩm sàn giao dịch NFT Oasis.gallery. Khách hàng mới chỉ kết nối với sàn trực tiếp qua ví Venom Wallet, các loại ví điện tử phổ biến khác chưa khả dụng.

Cung cấp thanh khoản: Tương tự, nền tảng tài chính phi tập trung (DEFI) Web3.World mới chỉ hỗ trợ ví của Venom. Khách hàng có thể cung cấp thanh khoản, farm, trao đổi các loại tài sản số qua ứng dụng này.

Cầu nối Blockchain: Sản phẩm cầu nối liên chuỗi Venom Bridge đang hỗ trợ kết nối giữa mạng Binance Smart Chain (BSC) và mạng Venom testnet. Các loại ví được hỗ trợ trên ứng dụng bao gồm Metamask, Coinbase và Venom Wallet.

Hôm 28/4, Venom Foundation tổ chức cuộc thi Hackathon dành cho những nhà phát triển với phần thưởng lên đến 225.000 USD. Chương trình được hỗ trợ bởi DoraHacks nhằm mục đích trạng bị cho cộng đồng các công cụ và tài nguyên cần thiết để xây dựng sản phẩm trên Blockchain Venom. Cuộc thi chính thức diễn ra hôm 8/5.
Venom Network đủ khả năng hoàn thành mục tiêu trong roadmap?
Venom Network đặt mục tiêu trở thành Blockchain có tốc độ giao dịch siêu nhanh (hơn 100.000 giao dịch/giây) và chi phí rất rẻ (dưới 0,0002 USD/giao dịch).
Sau quá trình testnet, Blockchain Venom sẽ chuyển sang cơ chế đồng thuận POS và hướng đến thu hút nhà phát triển tham gia xây dựng ứng dụng phi tập trung (dapps) trên nền tảng. Do đó, đối thủ của Venom Network có thể kể đến những tên tuổi lớn như: Ethereum, Binance Chain, Solana, Avalanche, Aptos Network, Sui Network,…
Cơ hội
Venom Network là Blockchain đầu tiên trên thế giới được hỗ trợ phát triển bởi 1 Trung tâm Tài chính Quốc tế, cụ thể là Abu Dhabi Global Market (ADGM), có trụ sở tại thủ đô Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.
Tháng 1/2023, Venom Ventures Fund kết hợp cùng ADGM và Iceberg Capital thành lập quỹ VVF trị giá 1 tỷ USD. Quỹ này sẽ đầu tư vào các ý tưởng khởi nghiệp trên thị trường Web3.
Dù mới testnet cuối tháng 4/2023, nhưng công nghệ đằng sau Venom Network được nghiên cứu từ năm 2017. Theo đó, workchain, xương sống của Blockchain Venom đã được thử nghiệm trên Everscale, một dự án Layer 1 do đội ngũ Venom Foundation rót vốn.
Ngoài ra, Venom Network còn ứng dụng thuật toán BFT (Byzantine Fault Tolerance). BFT hỗ trợ quá trình xác thực và tạo khối mới, vì vậy giúp đẩy nhanh tốc độ giao dịch của mạng lưới.
Về đội ngũ lãnh đạo, người đứng đầu Venom Foundation là Peter Knez, cựu CIO tại BlackRock và Barclay Global Investor.
Rủi ro
Về vận hành, mạng lưới Blockchain Venom sử dụng máy ảo TVM, giống với EVM trên Ethereum. TVM đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện smart contract, giúp tăng hiệu suất mạng lưới. Tuy nhiên, đa số nhà phát triển ứng dụng phi tập trung (dapps) quen thuộc hơn với EVM.
Tương tự, Venom Network có ngôn ngữ lập trình của riêng mình là T-Sol. Hiện T-Sol chưa được ứng dụng rộng rãi như ngôn ngữ lập trình Blockchain Solidity. Do đó, các nhà phát triển có thể gặp khó khăn khi mới tham gia xây dựng dapps cho hệ sinh thái Venom.
Ở thời điểm thị trường tiền điện tử chời đợi tăng trưởng như hiện tại, Venom Network cũng chịu cạnh tranh của nhiều đối thủ.

Nhóm Layer 1 có thể kể đến Aptos và Sui, hai nền tảng kế thừa ngôn ngữ lập trình Move cũng như đội ngũ nhân sự của Facebook. Vừa qua, Aptos và Sui thu hút sự chú ý nhờ các chương trình niêm yết mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư.
Xem thêm: Bỏ vốn 45 USD, nhà đầu tư kiếm hàng nghìn USD sau khi SUI lên sàn
Ở nhóm Layer 2, các dự án Optimism, Arbitrum, ZkSync, Lightning Network,…cũng đặt mục tiêu tăng tốc độ giao dịch, tăng bảo mật và giảm chi phí cho mạng lưới Blockchain.
Về các sản phẩm mà Venom Network đang tập trung phát triển, nhiều đơn vị khác cũng đã có sản phẩm hoàn thiện, chiếm thị phần lớn, ví dụ:
- Venom Wallet: Metamask, Trust Wallet,...
- Venom Bridge: Multichain, Pokadot,...
- Venom NFT Markeplace: Opensea, Blur, SuperRare,...
Tính đến tháng 5/2023, dự án Venom Network cũng chưa được audit bởi bất cứ đơn vị chuyên về bảo mật và kiểm toán nào trên thị trường.