Cryptoday: Nguyên nhân FTX phá sản là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Sự sụp đổ này đã dẫn tới khủng hoảng thị trường khi người dùng mất niềm tin, bán tháo và rút tiền khỏi các sàn giao dịch. Cryptoday xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc tuyến bài "Khủng hoảng thị trường tiền số" để độc giả có cái nhìn toàn diện nhất về nguyên nhân sàn FTX phá sản cũng như hậu quả của nó trong giai đoạn này.
Sau những điều tra, của các chuyên gia, các thông tin công bố từ báo chí, nguyên nhân FTX phá sản đã dần đã lộ rõ. Nhiều chuyên gia tìm cách lý giải, đưa ra những dẫn chứng và dấu hiệu cho thấy sàn sự sụp đổ này đã có những dấu hiệu từ trước.
Nguồn cơn của sự vụ bắt đầu từ tháng 6/2022, với thỏa thuận công ty đã phá sản hồi tháng 7/2022, nền tảng cho vay tiền điện tử Voyager Digital, đã vay 500 triệu USD từ quỹ đầu tư tiền điện tử Alameda Research, theo thông tin do tờ Reuters đưa ra.

Voyager là cái tên bị ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng trước đó: Sự tác động của cú sụp đổ dự án LUNA - UST hồi tháng 5/2022. Cú sụp đổ này của đồng tiền được sáng lập bởi Do Kwon đã thổi bay tổng mức vốn hóa của hai đồng tiền điện tử này vào khoảng 60 tỷ USD thời kỳ đỉnh điểm, kéo theo là hàng loạt tên tuổi lớn trong thị trường tiền điện tử phá sản, nổi bật trong đó chính là quỹ đầu cơ tiền điện tử Three Arrows Capital (3AC). Quỹ đầu cơ này đã đầu tư hơn 200 triệu USD vào token LUNA trong lần gọi vốn trị giá 1 tỷ USD bởi LFG tháng 2/2022 theo đồng sáng lập 3AC ông Kyle Davies đã nói với WSJ. Con số này rơi gần như về 0 khi sự sụp đổ LUNA xảy ra hồi tháng 5, đi cùng với đó là hàng loạt tài sản tiền điện tử bị thanh lý khi thị trường lao dốc. Đỉnh điểm, 3AC đã phải nộp đơn phá sản vào 2/7/2022, tiếp tục gây ra làn sóng phá sản và Voyager cũng đã phải nộp đơn phá sản vào 6/7/2022. Giám đốc điều hành của Voyager, Stephen Ehrlich, đã thông báo Voyager phá sản là “con đường tốt nhất” cho khách hàng của mình.
Voyagers, today we began a voluntary financial restructuring process to protect assets on the platform, maximize value for all stakeholders, especially customers, and emerge as a stronger company. Voyager will continue operating throughout.https://t.co/TxlO4eua8E
— Stephen Ehrlich (@Ehrls15) July 6, 2022
Theo Reuters, Alameda Reseach chính là một trong những doanh nghiệp tiền điện tử bị tác động lớn khi cuộc khủng hoảng thanh khoản nổ ra khi Voyager phá sản, kéo theo ảnh hưởng dây chuyền “kẹt tiền” của hàng loạt tổ chức điện tử lớn khác. Hiện chưa có con số thiệt hại mà Alameda Research phải chịu từ cú sụp đổ này.
Alameda Research chính là một phần quan trọng trong hệ sinh thái hơn 130 công ty của Sam Bankman-Fried hay Sam xoăn dựng nên, đóng góp phần quan trọng trong nguyên nhân FTX phá sản. Đây là quỹ đầu tư mạo hiểm quản lý khối tài sản hơn 1 tỷ USD và khối lượng giao dịch vào khoảng 1-10 tỷ USD mỗi ngày với các tài sản từ Bitcoin tới các đồng tiền điện tử khác. Họ cũng trở thành nhà tạo lập thị trường (Market Maker), chuyên cung cấp thanh khoản cho hơn 35 sàn giao dịch tiền điện tử.
Tuy nắm giữ khối tài sản lớn như vậy nhưng Alameda đã rơi vào khó khăn khiến Sam xoăn phải ra tay cứu trợ. Theo Reuters, Sam đã tìm cách chuyển tối thiểu 4 tỷ USD từ FTX cho quỹ này, đổi lại, quỹ này thế chấp khoản vay bằng token FTT (đồng tiền số gốc của FTX) và 7,6% cổ phần của sàn Robinhood. 4 tỷ USD này bao có một phần là tiền gửi của khách hàng. Số tiền này đã được Sam âm thầm chuyển giao để hỗ trợ cho Alameda mà không thông báo rộng rãi cho các lãnh đạo FTX.
Seeking to prop up Alameda, SBF transferred at least $4 billion in FTX funds to them.
— Hsaka (@HsakaTrades) November 10, 2022
A portion of these FTX funds were customer deposits.
The seeds of FTX's downfall were sown months earlier, after SBF stepped in to save other crypto firms.https://t.co/pkrvc6OAT1 pic.twitter.com/hof6eo8PRa
Theo nguồn tin của Reuters mới đây đã phát hiện ra bí mật động trời khi đội ngũ quản lý tài chính và pháp chế của FTX đã phá hiện “cửa hậu” trên hệ thống của sàn cho phép Sam Xoăn thay đổi dữ liệu tài chính mà những người bên ngoài không hề hay biết kể cả kiểm toán nội bộ.
Theo hồ sơ phá sản về FTX được gửi lên tòa án ngày 17/11 bởi Giám đốc điều hành mới, ông John Ray III, đã tiết lộ nhiều điều bí ẩn trong giai đoạn này về cách kiểm soát tài chính “kiểu FTX” có nhiều vấn đề của sàn giao dịch tiền điện tử này. Ray đã nói rằng: "Trong sự nghiệp mình chưa bao giờ tôi chứng kiến sự thất bại toàn diện về kiểm soát công ty như vậy. Hoàn toàn không có thông tin tài chính nào đáng tin cậy", "Từ việc tính toàn vẹn của hệ thống bị xâm phạm, các quy định giám sát nước ngoài không chuẩn, đến việc tập trung quyền kiểm soát vào tay một nhóm các cá nhân thiếu kinh nghiệm, không tỉ mỉ và thiếu cẩn thận. Tình huống này chưa có tiền lệ".
Do vậy, các khoản tiền của Alameda Research được hỗ trợ bởi FTX đã “góp phần” vào khoản lỗ khổng lồ mà FTX phải đối diện về sau này, có mối liên hệ trực tiếp tới nguyên nhân FTX phá sản. Một số phát hiện mới đây đã cho thấy rằng việc sử dụng tiền thiếu minh bạch đã diễn ra trong thời gian dài. Sam cùng cộng sự đã triển khai thâu tóm hàng loạt các doanh nghiệp gặp khó khăn trong giai đoạn hậu 3AC, hay tiền được sử dụng để mua các tài sản cá nhân, hay mua các bất động sản ở nước ngoài.

Sự việc dần trở nên phức tạp và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của FTX khi vào ngày 2/11, tờ CoinDesk công bố bảng cân đối kế toán cho thấy phần lớn tài sản 14,6 tỷ USD là token FTT cũng như các token được hỗ trợ bởi sàn này như SOL, SRM, MAPS, OXY, FIDA và cho rằng đây là các tài sản “thanh khoản kém”. Từ đây, nổ ra cuộc chiến trên mạng xã hội giữa ông chủ sàn Binance, CZ, với Sam Xoăn và cộng sự, kèm theo sự biến động đột ngột của token FTT.

Vào sáng 6/11, giá FTT giảm mạnh khi có một địa chỉ ví chuyển 23 triệu token này lên sàn Binance. Tối 6/11 CEO của Alameda đính chính quỹ này đang có hơn 10 tỷ USD tài sản chưa công bố tạo niềm tin khiến giá FTT phục hồi nhẹ. Ngay đêm đó, Binance thông báo sẽ bán toàn bộ token FTT đang nắm giữ, đáp trả lại tuyên bố này CEO của Alameda lại cho biết sẽ sẵn sàng mua hết FTT khi giá dưới 22 USD khiến giá được phục hồi lại mức 23USD.
Tuy nhiên sang ngày 7/11 đã chứng kiến hàng loạt người dùng rút tiền khỏi sàn FTX, tới trưa 7/11 thì sàn đã không còn ETH, stablecoin trên ví nóng mà chỉ còn FTT cũng như các Altcoin khác. Làn sóng rút tiền đã khiến FTX phải ngừng xử lý rút tiền khiến cộng đồng trở nên hoảng loạn, giá token FTT rớt thảm.
Theo tài liệu của FTX cho biết họ phải có trách nhiệm trả nợ 8,9 tỷ USD trong đó có tới 5,1 tỷ USD phải trả bằng USD. Tờ Financial Times cho biết FTX ghi nhận 5 tỷ USD tài sản bị rút chỉ trong thời gian 6-7/11 cũng như lỗ 8 tỷ USD vì “một tài khoản bị dán nhãn sai”. Việc rút tiền âm thầm này được cho có liên quan tới việc xây dựng “cửa hậu” mà Sam Xoăn đã thực hiện như chi tiết ở trên.
Tới tối 8/11, Binance đạt được thỏa thuận mua lại FTX, giá FTT tăng chóng mặt trở lại nhưng vào rạng sáng 9/11 sụp đổ về vùng giá 2,5 USD, đẩy sự việc trở nên tồi tệ hơn như một phần của nguyên nhân FTX phá sản. Toàn thị trường hoảng loạn, bán tháo đồng loạt xảy ra, giá Bitcoin có thời điểm giảm thấp nhất về vùng 15.500 USD. Sáng 10/11, Binance đã chính thức thông báo từ chối mua lại FTX, “cửa tử” với FTX dần lộ rõ, đây có thể là nguyên nhân FTX phá sản nhanh chóng sau đó. Trong những nỗ lực cuối cùng cứu vớt FTX, Sam Xoăn được cho là đã làm việc với Tiểu JackMa, Justin Sun, để hỗ trợ FTX. Ngay tại thời điểm đó, Sam còn cho lên tiếng bảo vệ cho FTX US rằng sàn giao dịch này hoạt động độc lập và không liên quan tới FTX international, vẫn đảm bảo cho rút tiền.
Tuy nhiên, mọi sự có vẻ như chỉ là bức tranh mà Sam đã vẽ ra và che giấu sự mục ruỗng tới giờ phút cuối cùng. Vào tối ngày 11/11, Sam chính thức cho biết rằng FTX, FTX US, Quỹ Alameda cùng hơn 130 công ty liên quan đã nộp đơn phá sản.
CZ, tỷ phú giàu nhất thị trường tiền điện tử, trong một phần lý giải nguyên nhân FTX phá sản, đã chia sẻ hai bài học đáng giá: "Thứ nhất, không bao giờ sử dụng token mà bạn tạo ra như tài sản thế chấp. Thứ hai, không vay mượn khi vận hành doanh nghiệp tiền điện tử, đừng tối đa hóa dòng tiền và cần có nguồn dự trữ lớn".