Ngành blockchain là gì? Những vị trí công việc thuộc ngành blockchain?

Những ứng dụng của công nghệ blockchain đã và đang mang đến những xu hướng phát triển hiện đại cho nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính ngân hàng, viễn thông điện tử, logistics, sản xuất,... Đây cũng là lý do nhiều người theo đuổi các công việc trong ngành blockchain. Vậy ngành blockchain là gì? Nó có những vị trí công việc nào?
Ngành blockchain là gì? Những vị trí công việc thuộc ngành blockchain?
Cryptoday
25/10/2022
03:02
Cryptoday trênGoogle News

1. Ngành blockchain là gì?

Blockchain là công nghệ chuỗi khối cho phép người dùng truyền và lưu trữ dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa. Blockchain được ví như một cuốn sổ cái chung của doanh nghiệp. Tại đây, bạn có thể theo dõi và ghi lại các giao dịch diễn ra trong hệ thống mạng ngang hàng. Thông tin sẽ được lưu trữ trong các khối và được liên kết với khối trước đó. Mỗi một khối sẽ chứa những thông tin về thời gian khởi tạo, dữ liệu giao dịch và mã thời gian.

nganh-blockchain-la-gi

Ngành blockchain hiện đang có rất nhiều tiềm năng phát triển

Các khối thông tin trong hệ thống của công nghệ này hoạt động độc lập với nhau và có thể được mở rộng theo thời gian. Chúng được sao chép thành nhiều bản sao và được quản lý bởi những người trực tiếp tham gia vào hệ thống thay vì chỉ tập trung trên một máy chủ duy nhất. Hay nói một cách dễ hiểu, thông tin sẽ được lưu trữ trên nhiều máy tính, và mỗi máy tính được gọi là nút.

Sau khi đã đăng ký vào hệ thống, dữ liệu trong đó sẽ không thể thay đổi và chỉ có thể được thêm vào nếu tất cả những người tham gia trong hệ thống đó đồng ý.

Có thể nói, công nghệ blockchain có nhiều tiềm năng phát triển to lớn, và sẽ còn có nhiều bước tiến trong tương lai. Chính vì vậy mà những ngành blockchain hiện được rất nhiều người săn đón, theo đuổi.

2. Chức năng, nhiệm vụ trong doanh nghiệp của blockchain là gì?

chuc-nang-blockchain-trong-doanh-nghiep

Blockchain đảm nhiệm nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng trong doanh nghiệp

2.1. Chức năng của blockchain

Mặc dù blockchain vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng nó đang có nhu cầu lớn giữa các doanh nghiệp do các đặc tính nổi bật cùng nhiều tiện ích mà công nghệ này mang lại.

  • Đầu tiên, nó cung cấp cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp thực hiện các giao dịch. Đồng thời loại bỏ các bên trung gian thông qua các thuật toán đã được đưa vào trong các giao dịch. 
  • Thứ hai, blockchain giúp giảm tối đa các mức chi phí, gia tăng tính minh bạch và cải thiện hiệu quả về mặt tốc độ.
  • Thứ ba, có khả năng lưu trữ và truyền dữ liệu một cách an toàn, nhanh chóng.
  • Thứ tư, công nghệ cung cấp các giải pháp có độ trung thực cao để truy xuất nguồn gốc các tài sản vật lý hoặc ở dạng số.

2.2. Nhiệm vụ của blockchain trong doanh nghiệp

Với những ưu điểm nổi trội mà công nghệ blockchain mang lại, các doanh nghiệp đã tận dụng đưa blockchain vào sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

  • Đảm bảo tính minh bạch của các giao dịch: Như đã đề cập trước đó, một khi dữ liệu được nhập vào hệ thống blockchain, nó không thể được sửa đổi mà chỉ có thể được cập nhật thêm khi có sự chấp thuận của các bên liên quan. Do đó, bằng cách sử dụng công nghệ blockchain, dữ liệu giao dịch sẽ trở nên chính xác, nhất quán và minh bạch hơn so với phương pháp truyền thống.
  • Giúp doanh nghiệp theo dõi các hoạt động sản xuất và giao dịch kinh doanh: Khi sử dụng công nghệ blockchain, sự minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải chính xác thông tin, dữ liệu, truy xuất nguồn thông tin, tiến trình cung ứng cùng nhiều hoạt động khác một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Đặc biệt, trong những hoạt động mà có nhiều bên tham gia thì blockchain lại càng cho thấy những lợi thế vượt trội của nó.
  • Đảm bảo tài sản trí tuệ của công ty bạn được an toàn:  Công nghệ chuỗi khối giúp các doanh nghiệp lưu trữ và bảo mật các hồ sơ mang tính tài sản trí tuệ (ví dụ như bản quyền, quyền tác giả, bằng sáng chế,...) bằng cách tạo ra các kênh an toàn. Trong trường hợp có tranh chấp, blockchain sẽ cung cấp bằng chứng về quyền sở hữu và các giao dịch chia sẻ tài sản trí tuệ đó.
  • Đơn giản hóa các thủ tục kiểm soát, bảo vệ chất lượng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh: Công nghệ Blockchain giúp các doanh nghiệp tạo ra những tài liệu về kiểm soát chất lượng và dữ liệu kinh doanh. Do đó, mỗi giao dịch hoặc sản phẩm sẽ có một thẻ duy nhất để ghi lại bất kỳ cuộc giao dịch, thay đổi hoặc kiểm soát chất lượng nào.

Ngoài ra, blockchain sẽ giảm nhu cầu đánh giá chất lượng của nhà sản xuất hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi có nhiều bên tham gia vào quá trình hoạt động. Bởi họ có thể sử dụng chứng chỉ công nghệ để theo dõi và xác minh các tài liệu liên quan.

3. Ngành blockchain có những vị trí công việc nào?

Ngành công nghiệp blockchain cung cấp cho người dùng nhiều hướng đi khác nhau để xây dựng sự nghiệp của mình. Theo đó, mọi người có thể chọn nghề lập trình viên hoặc có thể trở thành giám đốc marketing. Vậy nên, khi đã hiểu ngành blockchain là gì, cơ hội chọn nghề nghiệp sẽ mở rộng hơn rất nhiều.

nganh-blockchain-co-vi-tri-cong-viec-nao

Có rất nhiều vị trí công việc thuộc ngành blockchain

3.1. Blockchain developer

Blockchain developer hay còn được gọi là kỹ sư chuỗi khối trong một số doanh nghiệp là vị trí chịu trách nhiệm hỗ trợ và tạo ra các chương trình cho doanh nghiệp. Nếu muốn trở thành một nhà phát triển blockchain, ứng viên cần phải có kỹ năng kỹ thuật cao và giỏi trong việc quan sát các chi tiết từ nhỏ nhất.

3.2. Blockchain quality engineer

Blockchain quality engineer (tạm dịch là kỹ sư chất lượng blockchain) có trách nhiệm kiểm tra hệ thống và đảm bảo rằng chất lượng của nền tảng đáp ứng các tiêu chuẩn đã thiết lập. Quá trình theo đuổi nghề nghiệp này đòi hỏi ứng viên cần phải có kiến ​​thức sâu rộng về nền tảng blockchain. Cùng với đó là kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt.

3.3. Quản lý dự án blockchain

Quản lý dự án blockchain là người kết nối công ty với các chuyên gia blockchain. Người quản lý dự án blockchain phải có khả năng giao tiếp và trình bày các yêu cầu kỹ thuật cho mọi người một cách chính xác, dễ hiểu. Bên cạnh đó, họ cũng phải có những kỹ năng cần thiết của một người quản lý dự án.

3.4. Cố vấn pháp lý blockchain

Cố vấn pháp lý blockchain sẽ có trách nhiệm tư vấn cho các doanh nghiệp về việc thiết kế các dịch vụ blockchain và xem xét các hợp đồng. Yêu cầu ứng viên cần phải hiểu các quy định của quốc gia, nơi mà doanh nghiệp đang hoạt động và phải có kiến ​​thức, kỹ năng xử lý về hợp đồng thông minh.

3.5. Blockchain cryptographer

Blockchain cryptographer hay được hiểu là nhà mật mã học, là những chuyên gia chịu trách nhiệm đưa các thuật toán và hệ thống phòng thủ vào trong mã. Trách nhiệm chính của họ là đảm bảo tính bảo mật của toàn bộ hệ thống và bảo vệ hệ thống sao cho không bị hack hay gian lận.

3.6. Blockchain marketing manager

Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy công nghệ và nền tảng được tạo bởi Blockchain. Nghiên cứu và phát triển nó để nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi hơn.

3.7. Blockchain writer

Blockchain writer là những người đảm nhiệm cũng như chịu trách nhiệm việc tạo nội dung về blockchain. Nội dung này chủ yếu dành cho những người không có kinh nghiệm hay chuyên môn về công nghệ blockchain. Do đó, trách nhiệm của blockchain writer là tạo ra nội dung dễ hiểu, không quá dài và không sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành để mọi người có thể tiếp cận và sử dụng công nghệ này.

3.8. Blockchain designer

Khi ngày càng có nhiều người sử dụng blockchain, việc thiết kế giao diện cho các nền tảng ngày càng trở nên cần thiết hơn. Công việc này được thực hiện bởi các nhà thiết kế blockchain. Mục tiêu của họ là tạo ra một giao diện độc đáo nhưng vẫn đảm bảo tính đơn giản và thân thiện với người dùng. Để có thể làm công việc này, ứng viên cần có kiến ​​thức kỹ thuật, sự sáng tạo và hiểu biết về công nghệ cũng như ngành blockchain là gì.

3.9. Smart contract developer

Đây là một nghề nghiệp rất phù hợp cho các lập trình viên. Họ sẽ sử dụng ngôn ngữ Solidity để có thể tạo ra các hợp đồng thông minh. Do có tính bảo mật cao nên những hợp đồng này sẽ được sử dụng để thực hiện các giao dịch tiền điện tử.

3.10. Blockchain sales manager

Blockchain sales manager (Người quản lý bán hàng trên Blockchain) là những người có trách nhiệm tương tự như quản lý bán hàng trong các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp blockchain, đối tượng bán hàng của sales manager có thể là chính nền tảng blockchain hoặc những dịch vụ của nó.

logoMẠNG XÃ HỘI TIN TỨC BLOCKCHAIN, CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH SỐĐịa chỉ: Tầng 6, Toà nhà ADG, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 024 6687 6797 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Minh

Giấy phép số: 497/GP - BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2022
© 2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc về Cryptoday Việt Nam
Tải ứng dụng Cryptoday
downloaddownload