Bản tin ngày 1/5: Vương quốc Anh thu thập ý kiến về thuế DeFi

Vương quốc Anh đang chuẩn bị xử lý thuế đối với hoạt động cho vay và đi vay trên các giao thức tài chính phi tập trung (DeFi).
Bản tin ngày 1/5: Vương quốc Anh thu thập ý kiến về thuế DeFi
avata
Cryptoday
01/05/2023
00:31
Cryptoday trênGoogle News

Kho bạc Vương quốc Anh xem xét thuế DeFi

HM Revenue and Customs, bộ phận thuế của Vương quốc Anh, đã phát hành một tài liệu tham vấn nhằm thu thập ý kiến về việc sửa đổi cách xử lý thuế đối với hoạt động cho vay và staking DeFi. Quyết định cuối cùng về việc có nên tiến hành thay đổi pháp luật hay không sẽ được đưa ra sau khi tham vấn. Đây là giai đoạn thứ 2 của quy trình 5 bước. Mục đích chính của cuộc tham vấn là tạo ra một chế độ điều chỉnh việc đánh thuế tài sản tiền điện tử được sử dụng trong các giao dịch cho vay và staking DeFi, đồng thời giảm gánh nặng hành chính cho người dùng. 

Kho bạc Vương quốc Anh thu thập ý kiến về thuế với DeFi.
Kho bạc Vương quốc Anh thu thập ý kiến về thuế với DeFi.

Chính phủ Anh đặt mục tiêu thiết lập quy định rõ ràng về thuế và quy định đối với lĩnh vực này để định vị quốc gia “đi đầu trong đổi mới an toàn, bền vững và nhanh chóng đối với tài sản tiền điện tử và công nghệ Blockchain”. Do đó, cơ quan thuế đã kêu gọi các nhà đầu tư, chuyên gia và công ty tham gia vào các hoạt động DeFi đóng góp ý kiến, bao gồm: các công ty công nghệ và dịch vụ tài chính; hiệp hội thương mại và cơ quan đại diện; các tổ chức học thuật và các công ty tư vấn pháp lý, kế toán và thuế. Thời hạn cuối cùng để đóng góp ý kiến là trước ngày 22/6.

YouTuber nổi tiếng bị tin tặc tấn công để quảng cáo token XRP 

Ngày 30/4, YouTuber nổi tiếng DidYouKnowGaming với gần 2.4 triệu người đăng ký đã lấy lại được quyền truy cập vào kênh YouTube của mình. Trước đó vào ngày 28/4, YouTuber đã đăng tải trên Twitter: “Tài khoản Google DidYouKnowGaming vừa bị tấn công. Tôi vừa mất quyền truy cập vào YouTube và đang tìm cách để lấy lại nó. Nếu ai đó có thể giúp đỡ, hãy giúp tôi”. Sau khi giành được quyền truy cập vào tài khoản, tin tặc đã thay đổi hồ sơ và ảnh bìa của YouTuber thành logo của Ripple.

YouTuber nổi tiếng DidYouKnowGaming lấy lại được kênh sau khi bị tin tặc tấn công và sử dụng để quảng bá token XRP.
YouTuber nổi tiếng DidYouKnowGaming lấy lại được kênh
sau khi bị tin tặc tấn công và sử dụng để quảng bá token XRP.

Trong tweet trả lời, TeamYouTube (trang Twitter chính thức của YouTube) đề nghị thu thập thêm thông tin từ DidYouKnowGaming và kết nối người này với 1 số chuyên gia để giúp khôi phục quyền truy cập tài khoản. Tin tặc đã dự định sử dụng kênh YouTube của DidYouKnowGaming nhằm quảng cáo lừa đảo token XRP.

Sự can thiệp tức thời của YouTube đã kiểm soát thiệt hại bằng cách ngăn cản tin tặc tương tác với người đăng ký kênh của DidYouKnowGaming. Số lượng người sáng tạo nội dung trên YouTube báo cáo bị tin tặc tấn công ngày càng tăng. Gần đây nhất, chủ sở hữu kênh YouTube 15,4 triệu người đăng ký Linus Tech Tips cũng báo cáo việc mất quyền truy cập vào kênh.

Cùng tìm hiểu tất cả những sự cố tiền điện tử trên YouTube ở đây.

Một người đàn ông nhảy cầu tự tử do thua lỗ khi đầu tư Bitcoin

Mới đây, cảnh sát Ấn Độ đã tìm thấy một xác chết trôi nổi trên sông Hooghly của thành phố Kolkata. Khám nghiệm tử thi ban đầu không tìm thấy dấu vết của hành vi bạo lực, do đó cảnh sát kết luận người này đã nhảy sông tự vẫn. 

Nạn nhân là một người đàn ông 49 tuổi, không được tiết lộ tên và đã mất tích vào ngày 16/4 vừa qua. Cảnh sát cho biết người này sống cùng vợ và con trai trong một căn hộ ở đường Roy Bahadur, đây là một trong những khu vực tốt nhất của thành phố Kolkata. Theo lời khai của người thân, nạn nhân không có bất kỳ vấn đề về tâm lý nào hay gặp phải những sự cố lớn nào. 

Cảnh sát điều tra tuyên bố người đàn ông Ấn Độ này có thể đã đầu tư một số tiền lớn vào cổ phiếu, Bitcoin và đã thua lỗ nặng nề. Do đó, anh ta đã chọn cách quyên sinh. Tuy nhiên, một sĩ quan cảnh sát địa phương kết luận chưa có đủ bằng chứng cho thấy thua lỗ Bitcoin là nguyên nhân chính xác dẫn đến cái kết bi thảm của người đàn ông này. 

Cuộc khủng hoảng của ngân hàng First Republic “kích nổ domino”

Một giám đốc điều hành tại quỹ quản lý đầu tư J.P. Morgan Asset Management không chắc các ngân hàng khu vực của Mỹ sẽ hoạt động như thế nào khi các chương trình cho vay khẩn cấp của Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) và Ngân hàng Cho vay Mua nhà Liên bang (FHLB) hết hạn. Người này cảnh báo sự sụp đổ của ngân hàng First Republic có thể gây ra hiệu ứng domino.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 27/4, Bob Michele, Giám đốc đầu tư của J.P. Morgan Asset Management, nhận xét tác động của các vấn đề thanh khoản của First Republic gây ra có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ ngành ngân hàng. 

Ông Michele nhấn mạnh đây không phải là một sự cố cá biệt: “Tôi nghĩ hơi ngây thơ khi nghĩ rằng điều này chỉ giới hạn ở ngân hàng First Republic”. Ông nói thêm các vấn đề thanh khoản mà ngân hàng này phải đối mặt không bao giờ nên xảy ra  vì ngân hàng là ngành vốn hóa được quản lý chặt chẽ nhất.

Ông Bob Michele, Giám đốc đầu tư của J.P. Morgan Asset Management.
Ông Bob Michele, Giám đốc đầu tư của J.P. Morgan Asset Management.

Trong thời gian qua, ngân hàng Signature và ngân hàng Silvergate đều nhận được các khoản vay đáng kể từ FHLB với tổng trị giá lần lượt là gần 10 và 3,6 tỷ USD. FHLB là tập đoàn gồm 11 ngân hàng khu vực trên khắp Mỹ cung cấp vốn cho các ngân hàng và người cho vay khác.

Vào ngày 29/4, Ryan Selkis, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu Blockchain Messari, đã đăng tải 1 đoạn tweet trong một tweet gửi tới 322.000 người theo dõi. Ông Selkis nhận định trừ khi chính phủ nhận ra rằng các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (FED) “đáng trách chứ không phải tiền điện tử”, thì nhiều ngân hàng có thể phải đối mặt với sự sụp đổ trong tương lai.

Lộ diện một phần mềm đánh cắp ví tiền điện tử và mật khẩu iCloud 

Phần mềm độc hại Atomic macOS Stealer được thiết kế để tấn công hệ điều hành macOS và có thể đánh cắp thông tin nhạy cảm từ máy tính của nạn nhân. Theo Cyble Research & Intelligence Labs, Atomic macOS Stealer có thể đánh cắp mật khẩu iCloud, mật khẩu hệ thống macOS, mật khẩu từ các trình duyệt như Brave, Chrome, Edge, Firefox, Opera... Ngoài ra, nó còn có thể xâm phạm thẻ tín dụng của người dùng cũng như các ví tiền điện tử Atomic, Binance, Exodus, Electrum, MetaMask... 

Tin tặc đã bán quyền truy cập vào phần mềm độc hại trên Telegram, được thiết kế để đánh cắp thông tin nhạy cảm như tên người dùng và mật khẩu cho người mua. Sau khi phần mềm độc hại xâm phạm, thông tin của người dùng sẽ bị nén dữ liệu thành tệp ZIP và gửi lại cho khách hàng thông qua URL máy chủ C&C. 

logoMẠNG XÃ HỘI TIN TỨC BLOCKCHAIN, CÔNG NGHỆ, TÀI CHÍNH SỐĐịa chỉ: Tầng 6, Toà nhà ADG, 37 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội - Điện thoại: 024 6687 6797 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Minh

Giấy phép số: 497/GP - BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 17/10/2022
© 2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc về Cryptoday Việt Nam
Tải ứng dụng Cryptoday
downloaddownload